Báo cáo kết quả nghiên cứu:

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công nghiên cứu ngưỡng chịu đựng nợ công của nền kinh tế việt nam (Trang 40 - 41)

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Báo cáo kết quả nghiên cứu:

Nếu so sánh với năm 2016, nợ công trên GDP có giảm đi 1 điểm phần trăm. Nhưng nếu xét đến giá trị tuyệt đối thì dư nợ công năm nay tăng thêm 0,26 triệu tỷ đồng.

Do khái niệm về nợ công của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức tài chính quốc tế đều có khác nhau nên khái niệm nợ công của Việt Nam cũng khác thế giới, chỉ gồm nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Nếu theo khái niệm này, nợ công Việt Nam hết năm 2016 ước khoảng 64,7% GDP, trần cho phép là 65% GDP.

TS Vũ Sỹ Cường đã chỉ ra rằng nếu tính cả nợ rủi ro, nợ tiềm ẩn như nợ của doanh nghiệp nhà nước, nợ của các đơn vị sự nghiệp công lập, nợ xây dựng cơ bản… nợ công đã lên tới trên 100% GDP.

a. Bội chi cao, nguồn chi đầu tư phát triển thấp dần

Điều đáng lo ngại là Việt Nam vay nợ nhiều vào lúc dân số còn trẻ, và sẽ phải trả khi về già, điều này đang ngược với thế giới. Trong khi trên thế giới, nước nợ công cao là nước giàu, dân số già, thì Việt Nam ngược lại, dẫn tới đã nghèo lại phải trả nợ cao. Cùng đó, trả nợ trên thu ngân sách luôn tăng, trong khi đáng ra phải ngược lại. Do ngân sách cân đối trả nợ không đủ, nên phải thực hiện kỹ thuật đảo nợ, vay nợ mới trả nợ cũ.

Đặc biệt, bội chi ngân sách 2-3 năm gần đây lớn hơn chi đầu tư phát triển, tức đã đi vay để chi thường xuyên, dù chưa cao nhưng tiềm ẩn rủi ro lớn. Bội chi ngân sách bình quân ở mức 5,5% GDP trong 5 năm qua dẫn đến nợ công tăng cao. Mặc dù rủi ro khó khăn nợ cấp tính vẫn tương đối thấp, nhưng nợ công thời gian qua tăng nhanh và đang tiến sát đến ngưỡng theo luật định ở mức 65% GDP.

Chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh cho rằng, nợ công tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới từng người dân. Đó là để có tiền trả nợ, nhà nước phải tăng thuế để tăng nguồn thu; cắt giảm các khoản đầu tư cho phúc lợi xã hội, như giảm trợ cấp cho giáo dục, y tế, khiến người dân phải trả phí cao hơn…

Mặt khác, dư địa ngân sách đang ngày càng trở nên mỏng. Theo đánh giá của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, chi thường xuyên và chi trả nợ tăng nhanh khiến dư địa chi đầu tư phát

năm (tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSNN giảm từ 26,5% năm 2011 xuống còn 20% năm 2016. Bình quân giai đoạn 2011-2015 là 24,3%). Điều này khiến cho nợ công có thể trở nên mất bền vững ngay cả khi có những cú sốc nhẹ. Nghĩa vụ nợ dự phòng nếu được hiện thực hoá có thể làm cho Việt Nam càng thêm dễ tổn thương với lộ trình nợ như hiện nay ngay cả khi cân đối ngân sách cơ bản của Việt Nam vẫn được cẩn trọng.

b. Áp lực trả nợ lớn

Theo báo cáo, đi cùng với nợ tăng cao, cơ cấu nợ công cũng đã có sự thay đổi. Bởi lẽ nhu cầu huy động ngày càng lớn, trong khi khả năng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi nước ngoài dần hạn chế, Chính phủ đã phải dựa chủ yếu vào nguồn vay trong nước. Tỷ trọng nợ trong nước trên tổng nợ công tăng từ 45% năm 2010 lên đến 55,4% năm 2015. Nợ trong nước giúp giảm rủi ro tỷ giá và góp phần phát triển thị trường vốn trong nước nhưng cũng làm giảm đáng kể kỳ hạn danh mục nợ.

Theo đó, nếu bội chi ngân sách và mức bảo lãnh của Chính phủ vẫn duy trì mức cao như hiện nay thì tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam sẽ tăng vượt trần cho phép (65% GDP) trong những năm tới, kể cả khi tăng trưởng GDP có được duy trì ở mức cao và chi phí huy động vẫn còn tương đối thuận lợi như hiện nay.

Như vậy, nợ công vẫn đang tăng nhanh, năm 2011 nợ công mới chỉ ở mức 54,9% GDP nhưng năm 2016 đã tương đương 64,7% GDP, gần xấp xỉ trần cho phép là 65% GDP. Dù nợ công vẫn nằm trong ngưỡng cho phép nhưng hiện đang phải đối mặt với nhiều rủi ro lớn về bền vững tài khóa.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công nghiên cứu ngưỡng chịu đựng nợ công của nền kinh tế việt nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w