Chính sách về ngưỡng nợ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ngưỡng chịu đựng nợ công của nền kinh tế việt nam bài 1 (Trang 26 - 27)

Theo thông lệ quốc tế, ngưỡng nợ công tối ưu (nhằm đảm bảo nợ công là động lực giúp tăng trưởng kinh tế) thông thường cho các nước phát triển là 90%, các nước đang phát triển có nền tảng tốt là 60% và có nền tảng kém là 30-40%. Ở nước ta ngưỡng nợ công được điều chỉnh tăng dần qua từng giai đoạn trong các văn bản Nghị quyết về kế hoạch tài chính 5 năm Quốc gia. Các đề xuất của 2 nghị quyết gần nhất

của Chính phủ không quá 50% GDP, dư nợ quốc gia không quá 50% GDP; (2) 2016 – 2020 đề xuất nợ công hằng năm không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 54% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP. Có thể thấy, mức ngưỡng nợ công/GDP được Quốc hội đề ra là 65% là phù hợp với thông lệ quốc tế, việc nợ công vượt ngưỡng tối ưu có thể đem đến nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhất là khi quy mô nợ công ở nước ta trong vòng năm năm trở lại đây không ngừng tăng cao và chạm đến ngưỡng báo động.

Hiện nay trên thế giới chưa có tiêu chuẩn chung về mức ngưỡng an toàn đối với các chỉ tiêu về nợ công để áp dụng cho tất cả các nước, tại các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu quy định hạn mức trần nợ công áp dụng chung cho tất cả các nước trong khối là dưới 60% GDP, thâm hụt ngân sách dưới 3% GDP. Việc xác định các chỉ tiêu an toàn về nợ công của từng nước thường được dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng nợ, tình hình kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa, tiền tệ, nhu cầu về vốn đầu tư phát triển, hệ số tín nhiệm của quốc gia và có thể tham khảo khuyến nghị của IMF/WB về ngưỡng an toàn nợ nước ngoài theo phân loại chất lượng khuôn khổ thể chế và chính sách.

Khi nói về ngưỡng an toàn cho nợ công, các chuyên gia đến từ Chương trình hỗ trợ phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), IMF và WB đều nhấn mạnh không nên dựa quá nhiều vào ngưỡng nợ, dù cho ngưỡng nợ công không thể phủ nhận là một thông số hữu ích. Theo TS. Benedict Bingham, đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam, khi xem xét nợ công của một nước cần phải xem các nước có nền kinh tế tương tự có ngưỡng nợ thế nào và phải tính đến cả rủi ro về lòng tin. Quan trọng hơn là phải hiểu được phạm vi, quy mô và chất lượng nợ thực chất như thế nào, bao nhiêu phần trăm để thúc đẩy tăng trưởng ngắn hạn, dài hạn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ngưỡng chịu đựng nợ công của nền kinh tế việt nam bài 1 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w