CHƯƠNG 4: HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công bàn về ngưỡng nợ công tối ưu đối với việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 38)

Nhìn chung, quản lý nợ công luôn là một bài toán khó với các nhà hoạch định. Tình hình nợ công của các nước trên thế giới cũng đang đưa ra nhiều thách thức cho các nhà quản lý không chỉ riêng ở Việt Nam. Để giảm áp lực nợ công, đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ cần thực hiện nhiều giải pháp theo lộ trình cụ thể. Trong khuôn khổ bài viết này, dựa trên những phân tích nên trên, chúng em đề xuất 3 giải pháp để kiểm soát tốt nợ công trong thời gian tới.

Thứ nhất, Chính phủ phải giữ kỷ luật chi ngân sách theo đúng dự toán, phần tăng thu, nếu có, sẽ dùng để giảm bội chi. Các khoản chi ngân sách của bộ ngành và địa

phương chỉ được cho phép trong giới hạn ngân sách đã dự toán. Mọi trường hợp chi vượt dự toán đều không được chấp nhận và người đứng đầu đơn vị được cấp dự toán ngân sách phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng vượt chi. Kỷ luật tài khóa cần phải được thực hiện một cách rõ ràng và nghiêm ngặt để tránh tình trạng thâm hụt ngân sách triền miên và luôn ở mức cao, gây ảnh hưởng bất lợi đến nợ công. Chế độ kiểm toán có vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, giám sát chi tiêu công. Việc giám sát chi tiêu của Chính phủ cũng cần phải được thể chế hóa và bắt buộc thi hành để tránh tình trạng chi tiêu không đúng mục đích, chi tiêu vượt quá mức cho phép chi tiêu công.

Thứ hai, kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ bảo lãnh chính phủ và giảm bảo lãnh chính phủ đối với các dự án của Doanh nghiệp nhà nước ( DNNN) . Trừ những dự án có

hiệu quả kinh tế, việc chính phủ quyết định cấp bảo lãnh cho những dự án bị từ chối cũng có nghĩa là chấp nhận một khoản đầu tư kém hiệu quả ngay từ khi chưa được đầu tư. Muốn vậy, Chính phủ phải có những lĩnh vực ưu tiên rõ ràng trong chi tiêu sử dụng nợ công, đó là đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng công ích, các dịch vụ an sinh xã hội. Bên cạnh đó, cần phải tách bạch chức năng của các DNNN. Điều này có nghĩa là các DNNN hoạt động không vì mục đích thương mại, đối với các DNNN này vẫn cần có sự hỗ trợ, bảo lãnh của Chính phủ để thực hiện chức năng xã hội. Đối với các DNNN

kinh doanh thương mại, Nhà nước cần tiến hành thoái vốn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thu hồi vốn Nhà nước để đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên.

Thứ ba, tăng cường trả nợ, cơ cấu lại vốn vay, hạn chế tối đa các khoản vay từ nước ngoài, từng bước thay thế nợ nước ngoài bằng nợ trong nước để giảm rủi ro vỡ nợ và an toàn tài chính quốc gia. Nợ trong nước sẽ huy động thông qua các đợt phát hành trái phiếu với lãi suất phù hợp để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Thực hiện được điều này vừa điều chỉnh được cơ cấu nợ công theo hướng an toàn, vừa giảm được những biến động bất lợi về tỷ giá khi vay nợ nước ngoài. Ngoài ra, nếu không thay đổi được cơ cấu nợ công theo hướng tăng tỷ trọng nợ trong nước, chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ nước ngoài vì những ưu đãi từ nguồn vốn ODA vào Việt Nam sẽ giảm mạnh, điều này buộc Chính phủ phải đi vay thương mại tại các ngân hàng .

Như vậy , để đảm bảo an ninh tài chính công và việc quản lý nợ công hiệu quả, an toàn không chỉ giới hạn ở việc duy trì mức nợ công trong phạm vi các chỉ số (các ngưỡng) nợ đề ra. Điều quan trọng là phải đánh giá được mức độ rủi ro liên quan đến danh mục nợ công để chủ động có biện pháp đối phó thích hợp, có thể là rủi ro tỷ giá hoặc lãi suất (rủi ro thị trường) hay rủi ro về kỳ hạn, rủi ro thanh khoản, rủi ro tái tài trợ nợ.

KẾT LUẬN

Tỷ trọng nợ công/GDP của Việt Nam có xu hướng tăng qua các năm đang là một mối nguy tiềm ẩn với nền kinh tế. Thêm vào đó, các yếu tố tác động đến nợ công cũng có diễn biến không mấy tích cực, ảnh hưởng đến tính bền vững của nợ công hiện nay.

Nợ công tăng lên quá cao sẽ là nhân tố làm kìm hãm tăng trưởng kinh tế quốc gia. Điều này đã được nhóm nghiên cứu chứng minh thông qua việc đưa ra cơ sở lý thuyết tác động của thâm hụt ngân sách và nợ công tới tăng trưởng kinh tế, cũng như những bằng chứng thực tiễn tại các quốc gia mới nổi và đang phát triển, đặc biệt là 04 nước có nhiều nét tương đồng với Việt Nam nêu trên.

Kết quả thu được từ mô hình ước lượng ngưỡng của nợ công của Việt trong giai đoạn 1990– 2018 đã chứng minh nợ công sẽ có tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế. Từ những phân tích và đánh giá trên, nhóm nghiên cứu đã đề xuất ngưỡng tối ưu của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là 55% GDP. Đồng thời, nhóm nghiên cứu khuyến nghị rằng, không nên để nợ công vượt quá con số 65% GDP, bởi khi đó nợ công gần như chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy, điều cần làm nhất của Việt Nam hiện nay chính là cắt giảm tỷ lệ nợ công, tiến tới mức tối ưu 55% GDP để bảo vệ mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững và an toàn tài chính quốc gia. Để thực hiện được công việc này, từ bài học kinh nghiệm của các quốc gia khác, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nợ công tại Việt Nam. Có như vậy, tăng trưởng kinh tế của chúng ta mới thực sự cao và bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. https://data.worldbank.org 1. https://data.worldbank.org 2. http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc?_afrLoop=20190308132303 3. http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/no-cong-tai-viet-nam-thuc-trang-va-giai- phap 4. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/quan-ly-no-cong-cua-mot-so- nen-kinh-te-va-ham-y-chinh-sach-cho-viet-nam. 5. https://2F2989075-no-cong-va-tang-truong-kinh-te-nghien-cuu-thuc-nghiem- tai-viet-nam. 6. https://www.theglobaleconomy.com/Vietnam/trade_openness/?fbclid=IwAR2t -oX3ClutxZo7-WwG2vqHOQLmRbKXFqfqCnn1YHj7RL6eExlibuHckgs 7. https://e.vnexpress.net/news/business/data-speaks/vietnam-s-public-debt-rises- to-1-500-per-citizen

8. Nguyễn Tuấn Tú, Nợ công ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp; 9. SIU Review, Nợ công thế giới, tại đường dẫn: http://review.siu.edu.vn/nhung-

van-de-kinh-te/no-cong-the-gioi/339/2741;

10. Trần Ngọc Hoàng, Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ công của Việt Nam, tại trang www.tapchitaichinh.vn

11. Đặng Văn Thanh , Đổi mới phân cấp và nâng cao chất lượng quản lý nợ công ở Việt Nam, tại trang www.hoiketoanhcm.org.vn

12. IMF. Regional Economic Report. http://www.imf.org 13. IMF. World Economic Outlook. http://www.imf.org

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công bàn về ngưỡng nợ công tối ưu đối với việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w