nhiều nét tương đồng với Việt Nam
3.4.1. Phi-líp-pin
Phi-líp-pin là một quốc đảo được hình thành bởi 7.107 hòn đảo lớn nhỏ nằm trong biển Đông. Tương tự như Việt Nam, đây cũng là một quốc gia đang phát triển thuộc nhóm thu nhập trung bình thấp nằm ở khu vực Đông Nam Á, với nền kinh tế đi lên từ nông nghiệp lạc hậu.
Hình 2 cho thấy, sau đà tăng của tỷ lệ nợ công/GDP do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, bắt đầu từ năm 2003, tỷ lệ này của Phi-líp-pin có xu hướng giảm dần, từ 100,8% GDP xuống chỉ còn 39,1% GDP năm 2013 ( theo số liệu nhóm thu thập được) . Nhờ vậy, tăng trưởng kinh tế của quốc gia này đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt là từ sau năm 2003 .Quan sát biến động trong tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ trọng nợ công/GDP của Phi-líp-pin, có thể thấy khi nợ công/GDP được duy trì ở dưới mức 55%, nền kinh tế Phi-líp-pin dường như tăng trưởng nhanh hơn so
với thời kì nợ công cao. Đặc biệt, với tốc độ 7,2% vào năm 2013, Philíp-pin đã trở thành nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thứ hai trong khu vực châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Qua đây, có thể kết luận rằng, ở mức thấp, nợ công sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
Hình 2: Tỷ lệ nợ công của Philipines giai đoạn 1990-2018
Hình 3: Nợ công của Philipines từ 2009 - 2018
Hình 4: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Philipines giai đoạn 1990- 2018
Để có thể có được mức nợ công thấp như vậy, Phi-líp-pin đã phải thực hiện một cách đồng bộ các chính sách liên quan đến tăng trưởng kinh tế, cán cân ngân sách, tỷ giá hối đoái cũng như lãi suất nợ nước ngoài.
Trước hết, nhằm thúc đẩy và duy trì một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, Phi-líp- pin đã tiến hành nhiều chính sách quan trọng, trong đó phải kể đến chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, chính sách kích thích chi tiêu khu vực tư nhân và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang phát triển công nghiệp và dịch vụ.
Tuy nhiên, với một quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào nợ nước ngoài như Phi-líp- pin, rủi ro về tỷ giá và lãi suất mới là những mối nguy tiềm ẩn nhất với nợ công. Chính vì vậy, quốc gia này đã nỗ lực ổn định tỷ giá bằng cách tăng dự trữ ngoại hối, cùng với đó là duy trì mức lãi suất thấp với các khoản nợ công nước ngoài, từ đó đã tác động tích cực lên tình hình nợ công.
3.4.2. In-đô-nê-xi-a
In-đô-nê-xi-a là quốc gia có diện tích lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á với dân số đông và nguồn lao động dồi dào. Quốc gia này hiện cũng thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp và tình hình kinh tế nói chung có nhiều nét tương đồng với Việt Nam.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, In-đô-nê-xi-a là một trong số những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với tỷ lệ nợ công/GDP rất cao. Tuy nhiên, với nhiều biện pháp hiệu quả nhằm cắt giảm nợ công, con số này đã giảm gần 3 lần, từ 76,4% xuống chỉ còn 26,1% GDP trong giai đoạn 2001 - 2013, giúp In-đô- nê-xi-a gần như không cần phải lo lắng về mức trần nợ 60% GDP của mình . Xu hướng này đã khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia này dần được cải thiện, đặc biệt từ năm 2010 trở đi tăng trưởng luôn được duy trì ở mức tương đối cao, trên dưới 5,5%/năm. Tuy nhiên , từ năm 2014 tỷ lệ nợ lại tăng trở lại, năm 2017 đạt ngưỡng 28,9% GDP tuy nhiên vẫn duy trì được tỷ lệ tăng trưởng GDP tăng dần qua các năm. Có thể nhận thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế.
76.4 68
58.3 55.2 45.8 39
35 33.2 28.6 26.8 24.4 24.5 26.112001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
.
Hình 5: Diễn biến nợ công của Indonexia giai đoạn 2001- 2013
Hình 6: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Indonexia giai đoạn 2009- 2018
Để cắt giảm nợ công, quốc gia này đã tiến hành nhiều chính sách quan trọng, tác động đến các yếu tố quyết định tới nợ công.
Đầu tiên, về tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng trưởng tại In-đô-nê-xi-a được duy trì ở mức tương đối cao, một phần nguyên nhân là do In-đô-nêxi-a có dân số đông, cơ cấu dân số trẻ và nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Cùng với đó là nỗ lực của nước này trong quá trình công nghiệp hóa đất nước, nhằm phát triển khu vực sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Thêm vào đó, việc phần lớn thu nhập của người In-đô-nê-xi-a được chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu đã kích thích nền sản xuất trong nước phát triển, tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo an toàn cho các khoản nợ công nước ngoài, In-đô- nê-xi-a chủ trương giữ ổn định tỷ giá hối đoái, đồng thời định hướng cắt giảm tỷ lệ nợ công nước ngoài trong cơ cấu nợ công quốc gia.
3.4.3. Thái Lan
Giống như Việt Nam, Thái Lan là một quốc gia đang phát triển nằm trong khu vực Đông Nam Á, với nền nông nghiệp lúa nước phát triển lâu đời. Ngoài ra, Thái Lan có quy mô dân số gần tương đương với nước ta.
Hình 7: Diễn biến nợ công của Thái Lan giai đoạn 2003- 2013 ( % GDP)
Hình 8: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan giai đoạn 1990- 2018
Trong giai đoạn từ 2003 – 2005, nợ công của Thái Lan luôn được duy trì ở mức vừa phải, khoảng 45% GDP, và có xu hướng giảm dần . Nhìn lại những biến động về nợ công và tăng trưởng kinh tế của Thái Lan trong thời gian qua, có thể thấy tác động của nợ công nước này đến tăng trưởng kinh tế . Cụ thể, khi nợ công lớn hơn 50% GDP, nợ công giảm sẽ làm gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế; tuy nhiên, khi tỷ lệ này nằm dưới mức 50% thì nợ công và tăng trưởng kinh tế lại có xu hướng biến động cùng chiều. Điều đó minh chứng cho việc tồn tại một ngưỡng nợ công tối ưu cho tăng trưởng kinh tế tại quốc gia này.
Để thúc đẩy tăng trưởng và góp phần cải thiện tình hình nợ công, Thái Lan đã thi hành các chính sách đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, kích thích tiêu dùng hàng nội địa để phát triển sản xuất hay xúc tiến các thị trường mở và hoạt động đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan đã ban hành Luật Quản lý nợ công vào năm 2005 và thành lập riêng Ủy ban chính sách và quản lý nợ công nhằm giám sát, báo cáo và quyết định những vấn đề hệ trọng về quản lý nợ công.
Nhờ đó, tình hình nợ công của Thái Lan luôn được duy trì ổn định.
3.4.4.Ấn Độ
Ấn Độ được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và là đầu tàu kinh tế của khu vực. Giống như Việt Nam, Ấn Độ hiện đang thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp và cũng đi lên từ nước nông nghiệp lạc hậu với tỷ trọng lao động trong nông nghiệp chiếm ưu thế.
Hình 9: Tỷ lệ nợ công của Ấn Độ giai đoạn 2009 –2018
Hình 10: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ giai đoạn 1990 –2018
So với cả Việt Nam và ba quốc gia trên, tỷ lệ nợ công/GDP của Ấn Độ được coi là đáng báo động nhất khi con số này luôn ở trên 60% GDP. Nhìn vào tình hình biến động nợ công và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong suốt thời gian qua, có thể thấy
ban đầu vay nợ lớn đã tạo nguồn lực để nền kinh tế tăng trưởng, tuy nhiên xu hướng này không kéo dài được lâu, khi tình trạng nợ công cao và kéo dài đang là rào cản cho tăng trưởng tại quốc gia này . Đây là một bài học đắt giá cho Việt Nam.
Mặc dù vậy, không thể phủ nhận những chuyển biến tích cực trong tình hình nợ công của Ấn Độ từ năm 2009 trở lại đây. Có thể thấy, tỷ lệ nợ công của quốc gia này giảm dần từ 72,5% năm 2009 xuống còn ngưỡng 68-69% năm 2018. Một trong số những nguyên nhân lớn nhất cho sự chuyển biến này nằm ở những thành tựu tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ, nhờ vào đường lối phát triển kinh tế hợp lý, tập trung đầu tư vào những ngành nghề mũi nhọn như công nghệ phần mềm hay công nghệ nano và đặc biệt chú trọng phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, việc thực hiện nới lỏng chi tiêu, tích cực vay nợ để đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng lại là nguyên nhân khiến nợ công tăng cao.
Như vậy, có thể thấy, các chính sách quản lý nợ công của bốn quốc gia trên đã mang đến rất nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích cho Việt Nam trong quá trình cải thiện tình hình nợ công của mình.