Giải pháp cải thiện vay nợ công để nợ công không vượt trần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ngưỡng chịu đựng nợ công của nền kinh tế việt nam (Trang 37 - 41)

Nhiều chuyên gia lo ngại, nếu đà nợ công vẫn cứ tăng đều như hiện nay thì trần nợ công sẽ vượt ngưỡng. Do vậy, cần có giải pháp để xử lý tình trạng nợ công tăng nhanh, hay nói cách khác là kiềm chế và kiểm soát để nợ công không thể vượt ngưỡng.

Trao đổi với PV Infonet, chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh cho hay, nợ công trong mấy năm gần đây tăng nhanh là do Việt Nam phải vay nợ mới để trả nợ cũ, và nếu cứ đà này thì đến cuối năm 2016 nợ công chắc chắn sẽ vượt trần. Và TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, để nợ công đến cuối năm 2016 không vượt trần thì ngay từ bây giờ, Việt Nam phải kiểm soát thật chặt nguồn vốn vay, trong đó quan trọng nhất là phải bố trí nguồn vốn khác thay vì phải đi vay mới để trả được nợ gốc, còn nợ lãi thì nên trích từ ngân sách ra để trả thay vì việc phải đi vay mới để trả nợ gốc.

"Chúng ta nên rà soát lại tất cả các khoản nợ đã vay, đồng thời phải có sự lựa chọn để làm sao sử dụng tiền vay nợ phải đảm bảo sử dụng thực sự hiệu quả. Vay thì vẫn phải vay nhưng vốn vay đó phải sử dụng thực sự hiệu quả và muốn hiệu quả thì chúng ta cần rà soát lại để việc vay nợ giảm xuống và tăng việc trả nợ lên cao. Quan trọng nhất là phải tìm nguồn vốn khác để trả nợ cũ thay vì phải vay mới để trả cũ. Có như vậy mới dần giảm được quy mô nợ xuống và nợ công không vượt trần được vào cuối năm nay.", ông Ánh nói.

Còn vị chuyên gia Sandeep Mahajan dù đã đưa ra lời cảnh báo song cá nhân ông cũng có cái nhìn lạc quan hơn về vấn đề nợ công của Việt Nam. Ông Sandeep Mahajan cho rằng, mặc dù tình trạng nợ công và nợ Chính phủ của Việt nam đang tăng nhanh gây nên nhiều quan ngại nhưng cũng không có thước đo chung về nợ công đối với tất cả các quốc gia. Lý do là bởi mức độ bền vững của nợ

công được đánh giá tùy thuộc vào tiềm lực tài chính, sức mạnh kinh tế của từng nước.

Để minh chứng cho điều này, ông Sandeep đưa ra ví dụ: Có những nước có nợ công vượt trên 200% nhưng tình hình tài chính của nước này vẫn rất ổn, trong khi đó có những quốc gia, nợ công chỉ cần lên đến 50% GDP là đã rất nguy hiểm.

"Nợ ngắn hạn tới thời điểm trả của Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn, tạo áp lực trả nợ ngắn hạn và trung hạn. Tuy nhiên, với tỷ lệ nợ công hiện vào khoảng 62,5% GDP thì Việt Nam hoàn toàn đủ sức chi trả, và khả năng trả của Chính phủ Việt Nam với những khoản nợ đến hạn là 100%", vị chuyên gia này khẳng định.

Kết luận

Cùng với quá trình đổi mới và hội nhập của đất nước, tình tình nợ công tại Việt Nam cũng đã có nhiều biến đổi, chủ yếu vẫn đang theo xu hướng tăng dần qua từng năm và nhiều lần đạt đến ngưỡng nợ đáng báo động. Trong khi việc huy động nguồn vốn càng ngày càng trở nên khó khăn, nguồn vốn huy động từ vay nợ này tại Việt Nam vẫn chưa được sử dụng hợp lý bởi tình trạng đầu tư công dàn trải thiếu hiệu quả. Ngưỡng chịu đựng nợ mà Chính phủ đề ra phần nào đã cho thấy tình trạng thực tế của nền kinh tế và khả năng trả nợ của Việt Nam trong những năm gần đây cũng như áp lực của chính phủ trước gánh nặng nợ công nặng nề, kèm theo đó là những rủi ro tiềm ẩn đồng thời dự báo về những khoản vay lớn trong tương lai. Mặc dù nợ công không ngừng tăng lên, Chính phủ không có ý định nới trần nợ công.

Trong khuôn khổ cho phép, nhóm chúng em đã trình bày những cơ sở lý luận về nợ công và ngưỡng chịu đựng nợ công, đồng thời giải thích thực trạng hiện nay về nợ công ở Việt Nam, từ đó nêu ra những chính sách và dự báo của chính phủ về tình trạng vay nợ trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó là những giải pháp khả thi để cải thiện tình tình nợ công, đảm bảo nợ công không vượt trần và đảm bảo khả năng trả nợ, hướng tới sự phát triển lâu dài, bền vững của đất nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ngưỡng chịu đựng nợ công của nền kinh tế việt nam (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w