Nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công và đầu tư công

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công nghiên cứu tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 34 - 35)

- Bộ tài chính cần xây dựng và hoàn thiện trình Chính phủ phương án tái đầu tư nợ công. Phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu các phương án phát hành Trái phiếu chính phủ, vay nợ trong nước nhằm tăng tính chủ động trong việc trả nợ.

- Điều chỉnh cơ chế cho vay lại vốn vay nước ngoài, mở rộng đối tượng cho vay đến các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng. Thẩm tra hồ sơ vay vốn chặt chẽ, kĩ lưỡng tránh phát sinh tình trạng thông tin bất cân xứng, rủi ro đạo đức, lựa chọn đối nghịch dẫn đến cho vay bên đi vay không chất lượng, có nguy cơ rủi ro cao; tăng cường trách nhiệm của người đi vay.

- Xác định lĩnh vực ưu tiên trong sử dụng vốn là nợ công. Quá trình sử dụng nợ công một cách tối ưu chỉ xảy ra khi xác định được đúng mục tiêu ưu tiên trong tăng trưởng kinh tế. Vấn đề này không được đề cập trong mô hình hồi quy về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam do khó có thể lượng hoá một cách chính xác quy trình này. Tuy nhên, đây là điều tất yếu không thể bỏ qua trong việc xác định ngưỡng nợ công tối ưu cho nền kinh tế. Vấn đề đặt ra cho Việt Nam hiện nay chính là xác định được mục tiêu mũi nhọn trong sử dụng vốn vay, không thể dàn trải tránh sự phân tán không hiệu quả.

- Gắn việc tái cơ cấu đầu tư công với tái cơ cấu NSNN, và các chính sách Tài khoá tài chính, tránh việc xung đột giữa các quyết định dẫn đến những sai lầm cho nền kinh tế:

NSNN: Cân đối thu chi. Chi tiêu NSNN tiết kiệm, đề xuất tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước có thể tư nhân được nhằm nâng cao hiệu quả sản xuấ kinh doanh tránh kẻ gian trục lợi gây thất thoát NSNN đè gánh nặng nên Chính phủ, thúc đẩy mạnh mẽ các hình thức đầu tư ngoài NSNN. Thu NSNN: mở rộng cơ sở thuế, hạn

chế gian lận thương mại, hạn chế thất thu thuế, nghiên cứu bổ sung một số loại thuế về môi trường, trật tự xã hội...

Doanh nghiệp: hoàn thiện hệ thống pháp lý về thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm tín dụng và tổ chức xếp hạng trong nước; thành lập các trung tâm thông tin doanh nghiệp nhằm minh bạch hoá thông tin và khuyến khích các Doanh nghiệp phát hành Trái phiếu, giảm dần bảo lãnh chính phủ, giảm các rủi ro tài chính khi Chính phủ cho Doanh nghiệp vay vốn, tạo động lực cho các doanh nghiệp cạnh tranh làm ăn lành mạnh, tạo nguồn tăng thu cho NSNN.

Hệ thống tài chính - ngân hàng: xây dựng và vận hàng thị trường trái phiếu hiện đại. Đồng thời, phát triẻn thị trường chứng khoán tạo kênh dẫn vốn trung và dài hạn, hoàn thành cơ cấu các tổ chức tài chính...

Do Việt Nam đã chính thức kết thúc giai đoạn được hưởng ưu đãi từ nguồn vốn ODA vì vậy việc vay vốn càng cần cân nhắc kĩ lưỡng, rà soát, ưu tiên bố trí đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng cho các khoản vay, đổi mới phương thức bổ sung nguồn vốn đối ứng kịp với sự cho phép thành phần kinh tế tư nhân tham gia để gia tăng hiệu quả.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công nghiên cứu tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 34 - 35)