Nợ công Nhật Bản và kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 1 Nợ công Nhật Bản

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công ngưỡng chịu đựng của nợ công của nền kinh tế việt nam (Trang 26 - 28)

4.2.1 Nợ công Nhật Bản

Tỷ lệ nợ công trên GDP của Nhật Bản đã lên tới hơn 200% GDP vượt xa so với các nước khác. Nợ công của Nhật Bản hiện nay lớn hơn cả quy mô kinh tế của Anh, Đức, Pháp cộng lại. Nhật Bản hiện là nước nặng nợ nhất trong khu vực các quốc gia công nghiệp.

Tình hình nợ công ở mức cao cùng với nạn giảm phát và nhu cầu tiêu thụ nội địa yếu ớt đang cản trở đà phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Để giảm nợ công chính phủ Nhật bản quyết định tăng thuế tiêu thụ lên gấp đôi so với trước đây. Việc nâng thuế sẽ giúp nước này huy động được thêm 81.420 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, nó được đưa ra vàothời điểm quá nhạy cảm khi thị trường cần kích cầu.Vì thế, Chính phủ cũng đồng thời tung gói kích thích mới. Không chỉ có tăng thuế, Chính phủ Nhật Bản đã đặt mục tiêu cắt giảm chi tiêu. Bên cạnh việc thắt chặt chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ tiếp tục mở rộng mạnh mẽ.

Chính phủ cũng đã có những kế hoạch cụ thể để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, tạo việc làm, hỗ trợ cho những người có thu nhập thấp. Điều mà chính sách

mong muốn là sự đồng lòng của người dân.Những nhân tố tạo an toàn cho nợ công Nhật. Khi phân tích nợ công của Nhật Bản đã cho thấy có sự khác biệt khá lớn giữa nợ công của nước này với nợ công của nhiều nước, thể hiện ở chỗ, 95% trái phiếu chính phủ của Nhật Bản do người dân nước này nắm giữ, trong khi nợ chính phủ của nhiều nước do nước ngoài nắm giữ.

Bên cạnh đó, Nhật còn tự chủ về tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại tệ của Nhật cũng ở mức rất cao. Do vậy, nền kinh tế Nhật Bản, mặc dù nợ công cao nhưng vẫn an toàn và nguy cơ vỡ nợ của nước này thấp hơn nhiều so với các nước khu vực đồng Euro.

So với nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ với quy mô nợ công thấp hơn Nhật Bản, nhưng lại đang phải loay hoay xử lý nguy cơ vỡ nợ trong khi nợ công của Nhật Bản được đánh giá là cao nhất trong số các nước phát triển, thì nợ công của Nhật vẫn được đánh già là an toàn. Những nhân tố đóng góp vào mức an toàn nợ công Nhật Bản, đó là:

Trái phiếu chính phủ ổn định và ít phụ thuộc vào giới đầu tư trái phiếu quốc tế. 95% trái phiếu chính phủ của Nhật Bản do người dân Nhật Bản nắm giữ, lợi tức trái phiếu Nhật Bản chỉ chạm mức cao nhất là 1,4%, trong khi đó nhiều nước đã tiếp cận ngưỡng cao gấp hơn 5 lần. Trái phiếu chính phủ Nhật Bản hiện ổn định nhờ 3 yếu tố cơ bản:

(1) Cán cân thanh toán quốc tế mạnh và dự trữ ngoại hối lớn; (2) Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân lớn hơn nợ công;

(3) Đa phần trái phiếu chính phủ Nhật Bản được các nhà đầu tư trong nước nắm giữ. Hơn nữa, toàn bộ trái phiếu chính phủ Nhật Bản được định giá bằng đồng yên. Nhật Bản không có nợ bằng ngoại tệ.

Hơn nữa, Nhật Bản cũng là “chủ nợ” của nhiều nước. Theo số liệu cuối năm 2008 của Quỹ Tiền tệ quốc tế, tổng tài sản ở nước ngoài của Nhật Bản cao hơn nhiều so với mức nợ nước ngoài. Nếu Nhật Bản khó khăn trong việc huy động tài chính trong nước thì họ có thể sử dụng tài sản ở nước ngoài làm nguồn tài chính bổ sung. Thực tế thì Nhật Bản cũng thặng dư tài khoản vãng lai trong nhiều năm, qua đó, giúp dự trữ ngoại tệ tăng lên ở mức rất cao, lãi suất thấp nên chi phí nợ thấp hơn nhiều so với các nước khác.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công ngưỡng chịu đựng của nợ công của nền kinh tế việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w