Cắt giảm chi tiêu

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến cán cân thanh toán ở việt nam (Trang 32 - 34)

Đây là một giải pháp tuy mang tính tình thế, nhưng vô cùng quan trọng với mỗi quốc gia khi xảy ra bội chi NSNN và xuất hiện lạm phát. Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công có nghĩa là chỉ đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm chí không đầu tư. Mặt khác, bên cạnh việc triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công, những khoản chi thường xuyên

của các cơ quan nhà nước cũng phải cắt giảm nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết. Theo như bài nghiên cứu “Tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng ở các nước Đông Nam Á” Đặng Văn Cường Trường và Phạm Lê Trúc Quỳnh thì đầu tiên chúng ta cần: Cắt giảm triệt để chi tiêu công để giảm thâm hụt ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, việc cắt giảm chi tiêu công phải cân nhắc kỹ càng và có quy trình. Ví dụ, trong những năm 1990, Canada giảm chi tiêu công khá đáng kể. Họ đã đánh giá nhiều bộ phận khác nhau và cắt giảm chi tiêu lên đến 20% trong vòng bốn năm. Điều này đã chứng minh đây là một chính sách thành công trong việc giảm thâm hụt

ngân sách. Trong giai đoạn cắt giảm chi tiêu này, việc nền kinh tế Canada tiếp tục tăng trưởng cũng giúp giảm thâm hụt ngân sách. Bên cạnh đó, trong thời gian cắt giảm chi tiêu, nền kinh tế Canada được hưởng lợi từ mức lãi suất thấp, nên đã thúc đẩy chi tiêu, xuất khẩu sang Hoa Kỳ cao hơn và tỷ giá hối đoái giảm đi. Nền kinh tế mạnh đã làm cho việc cắt giảm chi tiêu dễ dàng hơn nhiều. Trong cuộc khủng hoảng Eurozone, nhiều nước châu Âu đã cắt giảm chi tiêu của chính phủ để giảm thâm hụt ngân sách của họ.

Ví dụ, Hy Lạp, Ireland và Tây Ban Nha đã cắt giảm chi tiêu. Tuy nhiên, các khoản cắt giảm chi tiêu này đã làm suy giảm tăng trưởng kinh tế, dẫn đến mức thu từ thuế thấp hơn và tăng gánh nặng nợ. Các khoản cắt giảm chi tiêu này ít hiệu quả hơn trong việc giảm thâm hụt ngân sách vì các nước này không thể giảm giá đồng tiền (Euro là tỷ giá hối đoái cố định), họ không thể theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng khi Eurozone đang trong tình trạng suy thoái. Do đó, cắt giảm chi tiêu đã không những không hiệu quả mà còn gây ra các vấn đề kinh tế khác. Nó phụ thuộc vào loại chi tiêu của chính phủ bạn cắt giảm. Nếu bạn cắt giảm chi tiêu lương hưu (ví dụ: làm cho mọi người làm việc lâu hơn), thì có thể có sự gia tăng thực tế về năng lực sản xuất. Nếu bạn cắt giảm đầu tư của khu vực công, nó sẽ có tác động tiêu cực lớn hơn lên tổng cầu và tổng cung của nền kinh tế. Do đó, Chính phủ dễ bị cám dỗ bởi việc cắt giảm phúc lợi và lương hưu vì điều này có thể giúp làm giảm chi tiêu với ít tác động hơn đến tăng trưởng kinh tế - nhưng nó sẽ làm gia tăng sự bất bình đẳng trong xã hội.

Xét theo góc độ kinh tế học, cắt giảm chi tiêu với hy vọng giảm tổng chi nhằm giảm mức thâm hụt ngân sách nhà nước là một biện pháp ‘tiêu cực’. Chính phủ sẽ cắt giảm chi thường xuyên, bao gồm cả chi lương ,chi mua sắm trang thiết bị cho bộ máy quản lý hành chính,thậm chí sẽ trì hoãn hoặc cắt giảm đầu tư phát triển. Đương nhiên, ở đây cần phân biệt tính hiệu quả, tiết kiệm trong mỗi khoản chi ngân sách với khái niệm cắt giảm chi tiêu ngân sách nhà nước, cần phân biệt khái niệm lãng phí và phạm trù kích cầu. Nếu như công việc trung gian gián tiếp kích thích hoạt động kinh tế thì đó không phải là lãng phí mà là những việc cần làm ngay giúp cho nền kinh tế phục hồi.

Dù trước mắt ,ngân sách có thiếu hụt cũng phải tạo nguồn để chi cho khoản đó nhằm chấn hưng nền kinh tế và nuôi dưỡng nguồn thu trong tương lai. Chẳng hạn ở Việt Nam để tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hoá của ta, cần tăng khả năng lưu thông, muốn tăng khả năng lưu thông cần giảm chi phí vận chuyển,muốn giảm chi phí vận chuyển nhà nước cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, cải tạo, hoàn thiện và xây mới các tuyến đường...

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến cán cân thanh toán ở việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w