Các giải pháp khác:

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến cán cân thanh toán ở việt nam (Trang 34 - 36)

Tăng cường vai trò quản lý nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định chính sách vĩ mô và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế. Để thực hiện vai trò của mình, nhà nước sử dụng một hệ thống chính sách và công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển, tác động vào đời sống kinh tế xã hội, nhằm giải quyết các mối quan hệ trong nền kinh tế cũng như đời sống xã hội, nhất là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với giữ gìn môi trường ... Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi lạm phát là một vấn nạn của các nước trên thế giới, vấn đề tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với quản lý ngân sách Nhà nước nói chung và xử lý bội chi ngân sách nói riêng có ý nghĩa vô cùng cấp thiết.

KẾT LUẬN

Thâm hụt ngân sách nhà nước là một vấn đề đau đầu của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Thâm hụt ngân sách nhà nước chính là nguyên nhân gây nên tác động tiêu cực tới đời sống người dân và làm mất cân bằng vĩ mô nền kinh tế: thoái lui đầu tư, thâm hụt cán cân thương mại,… Bên cạnh đó, nó còn có mối liên quan chặt chẽ đến hiện tượng lạm phát. Do đó, việc nghiên cứu kỹ về Thâm hụt ngân sách nhà nước là hết sức cần thiết. Ngân sách nhà nước là một công cụ điều tiết vĩ mô rất hiệu quả và quan trọng. Thông qua đó mà Nhà nước thực hiên các chức năng, nhiệm vụ của mình như điều tiết hướng dẫn thị trường, định hướng đầu tư, đảm bảo công bằng xã hội, ổn định và tăng trưởng kinh tế.

Thực tế trong những năm gần đây, mức độ thâm hụt ngân sách nhà nước ở Việt Nam đang ở mức báo động và có phần cao hơn so với các nước trong khu vực. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế ở nước ta, đặc biệt sau một thời gian dài phải hứng chịu sự tàn phá của chiến tranh. Có nhiều giải pháp cho vấn đề thâm hụt ngân sách, song mỗi giải pháp đều có những tác dụng phụ đến nền kinh tế. Để khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách cần phải kết hợp nhiều biện pháp với mức độ thích hợp. Điều này đòi hỏi nghệ thuật quản lý vĩ mô sao cho vừa hạn chế và trung hòa các mặt tiêu cực, đẩy mạnh mặt tích cực nhằm hạn chế những tác động xấu đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Đặng Văn Cường, Phạm Lê Trúc Quỳnh (2015). Tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng ở các nước Đông Nam Á. Tạp chí phát triển và hội nhập UEF Số 23 (33) - Tháng 07-08/2015, trang 19-22.

2, Mối liên hệ giữa GDP và BOP (2018),

https://www.nhatkychucuoi.com/2018/08/moi-lien-he-gdp-va-

bop.html?fbclid=IwAR359VnM1-Vc0rhDN9CvnwOgtbFPzpCUQ5T-9qre- FgD0LW94SB88atCOKo

3, The World Bank,

https://data.worldbank.org/country/vietnam?fbclid=IwAR1zo64VL5L1KD6DHnFe Yi2Ynt01QG-qjjr4gO1wfU9dsdrtpuBb-BdUU_I

4, The Relationship between Budget Deficit and Economic Growth from Malaysia's

Perspective: An ARDL Approach,

https://www.researchgate.net/publication/266590301_The_Relationship_between_ Budget_Deficit_and_Economic_Growth_from_Malaysia's_Perspective_An_ARDL _Approach?fbclid=IwAR0L2GyVt3VI8t4BeZv1mWalw36NLQwmZLR3TrcE42Le FSEsoI6BZ-h7-1Y

5, Phạm Thế Anh, “Thâm hụt ngân sách, nợ công và rủi ro vĩ mô ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 199 tháng 01/2014.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến cán cân thanh toán ở việt nam (Trang 34 - 36)