Tăng cường minh bạch hóa thông tin và tuân thủ chặt chẽ kế hoạch quản lý ngân sách

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công quy mô và cơ cấu nợ công của việt nam (Trang 32 - 35)

GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ NỢ CÔNG

4.5.Tăng cường minh bạch hóa thông tin và tuân thủ chặt chẽ kế hoạch quản lý ngân sách

lý ngân sách

Tăng cường mức độ chi tiết trong hoạt động thống kê, công bố thông tin về nợ công theo từng cấu thành và tính cập nhật theo từng quý là yêu cầu cần đạt được. Hiện độ minh bạch của các con số thống kê về nợ công của Việt Nam chưa cao, đặc biệt là các số liệu về vay tín phiếu, tồn ngân kho bạc và các khoản thu chi kết chuyển, lãi suất bình quân… Trong khi đó, tỷ trọng của các khoản này thường không phải là nhỏ, được coi là những “khoảng trống” tiềm ẩn có thể làm sai lệch kết quả của công tác dự báo so với thực tế. Bên cạnh đó, việc chậm trễ trong việc quyết toán và công bố thông tin thu chi ngân sách (hiện phải chờ tới 2 năm sau năm tài khóa) cũng gây ra nhiều thắc mắc và có thể ảnh hưởng đến tính hiệu quả kịp thời của hoạt động quản lý, hoạch định chính sách nợ công cho các kỳ tiếp theo.

Chính phủ cần thắt chặt hơn nữa công tác quản lý, gia tăng tính ràng buộc và tuân thủ trong các hoạt động vay nợ và chi tiêu.Mức độ chênh lệch giữa các con số dự toán và quyết toán nên được thu hẹp hết sức có thể. Các mục tiêu về tỷ lệ bội chi

ngân sách, quản lý tỷ trọng cơ cấu vay nợ - đặc biệt là nợ nước ngoài thông qua phát hành trái phiếu - cần phải được lên kế hoạch sát với thực tế, đảm bảo tính ràng buộc giữa các mục tiêu và tuân thủ chặt chẽ, tránh các khoản phát sinh ngoài dự kiến như đã xảy ra trong những năm qua.

Cắt giảm mạnh bảo lãnh Chính phủ, kiểm soát chặt chẽ bội chi và nợ chính quyền địa phương; ưu tiên bố trí nguồn tăng thu, tiết kiệm chi cho chi trả nợ để giảm nợ công, nợ Chính phủ.

KẾT LUẬN

Có thể nói, để đạt được mục tiêu tăng trưởng thì nợ công vẫn thực sự cần thiết cho nền kinh tế của mỗi quốc gia. Vấn đề của nợ công không nằm ở quy mô hay tỷ lệ nợ công/GDP mà là ở xu hướng tăng trưởng của nợ công, là khả năng trả nợ trong tương lai hay nói cách khác là hiệu quả sử dụng vốn vay.Hiện nay, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công đang diễn biến phức tạp, việc bảo đảm tính bền vững của nợ công và giảm nợ xấu đang là những thách thức với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nợ công để lại những hậu quả nặng nề và khó lường cho thị trường tài chính không chỉ riêng ở một quốc gia mà cả thị trường tài chính toàn cầu. Ngoài ra, khủng hoảng nợ công còn ảnh hưởng tới chất lượng tài sản hệ thống ngân hàng thương mại do phần lớn trái phiếu chính phủ phát hànhđều được ngân hàng nắm giữ, ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán toàn cầu....Do đó việc huy động, sử dụng và quản lý nợ công cần phải được kiểm soát chặt chẽ. Để hạn chế những hệ lụy của nợ công gây ra thì việc triển khai kịp thời các chính sách và biện pháp quản lý nợ công là một nhiệm vụ quan trọng đối với Chính phủ và các ngành, các cấp để công tác quản lý nợ công tại Việt Nam an toàn và hiệu quả hơn.

Trong phạm vi hẹp của một đề tài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung, rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của cô giáo và các bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn!

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính công quy mô và cơ cấu nợ công của việt nam (Trang 32 - 35)