Một số bài học rút ra từ công cuộc xóa đói giảm nghèo ở trung quốc 1 Xây dựng chính sách phù hợp

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế phát triển thực trạng đói nghèo trung quốc (Trang 37 - 41)

- Chính sách hộ khẩu

2. Một số bài học rút ra từ công cuộc xóa đói giảm nghèo ở trung quốc 1 Xây dựng chính sách phù hợp

2.1. Xây dựng chính sách phù hợp

- Chính sách cần đáp ứng như cầu người dân

Những kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, cần xây dựng chính sách từ nhu cầu thực tế của người dân địa phương. Mục tiêu giảm nghèo của chính phủ nhằm tác động đến những đối tượng khó khăn nhất, chính sách phải đến được với người nghèo, khoanh vùng hộ nghèo tới tận cấp thôn xã như kế hoạch giảm nghèo của Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2010. Để đảm bảo thực hiện chương trình giảm nghèo có hiệu quả thì phải xác định được chính xác nhu cầu của người nghèo và bản thân họ phải tham gia vào quá trình thực hiện mục tiêu của chính phủ đề ra. Tránh tình trạng xóa đói giảm nghèo theo cơ chế rót vốn từ trên xuống, còn người nghèo tự quyết định dùng đồng vốn đó như thế nào, gây

ra việc xóa đói giảm nghèo không đi sâu vào tận gốc rễ của vấn đề, dẫn tới tình trạng tái nghèo trở lại.

Việt Nam không nên tiếp cận từ trên xuống như hiện nay mà phải lấy người nghèo làm trung tâm, tức là khi xác định đối tượng cần xác định nhu cầu gắn kết với họ. Những nội dung thực hiện trong chiến lược giảm nghèo cũng cần giải quyết được cái gốc của đói nghèo chứ không chỉ xuất phát từ những nhu cầu mang tính đơn lẻ. Các ngành lập kế hoạch thực hiện nhưng phải có một cơ quan giám sát. Các ngành chuyên môn sẽ chịu trách nhiệm triển khai các công việc trong hệ thống của mình nhằm phục vụ nhu cầu của địa phương mình. Điều này sẽ phân định rõ vai trò của từng cấp như thế nào, vai trò chuyên môn; vai trò Bộ, ngành điều phối; vai trò của cấp địa phương trong đề xuất nhu cầu, kế hoạch triển khai để đáp ứng yêu cầu chung của chương trình giảm nghèo quốc gia.

- Chính sách cần phù hợp với từng khu vực

Việt Nam cần có những chính sách phù hợp cho những vùng đặc thù khác nhau. Để xây dựng cơ chế chính sách xóa đói giảm nghèo, cần có khảo sát thực tế tại các huyện nghèo. Mỗi huyện nghèo có đặc thù khác nhau, có nhu cầu khác nhau, xuất phát điểm khác nhau. Chẳng hạn, huyện Trạm Tấu (Yên Bái), trên 90% diện tích đất rừng phòng hộ, không được kahi thác sản xuất. Đây lại là vùng chịu ảnh hưởng rất nhiều vào khí hậu. Mùa đông gia súc chết rét, trồng cây cũng chết, đất sản xuất rất ít. Cơ chế dành để giảm nghèo ở đây sẽ phải khác với nơi khác. Tương tự, với những huyện nghèo ở các địa phương hay chịu thiên tai, bão lũ như các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, sau mỗi đợt thiên tai, tỷ lệ hộ nghèo và tái nghèo lại tăng lên đáng kể. Các tuyến đường, trường học, hạ tầng cơ sở bị thiệt hại nặng nề. Việc đầu tư hô trợ các hộ nghèo, tái nghèo và cộng đồng dân cư cần chú ý đến những đặc thù này.

Bên cạnh đó, học tập và thực hiện nhân rộng các mô hình xóa đói giảm nghèo mà Trung Quốc đã đạt được kết quả cao, nhưng phải phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam:

Đối với miền núi, biên giới, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tập quán sản xuất lạc hậu, địa hình chia cắt, tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc trưng nghèo đói đa dạng, nên cần xây dựng những mô hình XĐGN phù hợp, cụ thể: Đối với các xã chưa đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, cần tập trung hỗ trợ khai thác ruộng bậc thang, chuyển đổi cách thức canh tác nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số làm quen với phương pháp canh tác lúa nước, phát huy được tiềm năng đất đai hiện có, chuyển cây trồng từ 1 vụ lên 2 vụ để chủ động đảm bảo được lương thực tại chỗ. Bên cạnh đó, ở các xã biên giới, cùng với chủ trương đưa dân ra biên giới để giữ đất, cần có giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế, chống tình trạng di dân tự do vào các tỉnh phía Nam, tập trung xây dựng mô hình XĐGN gắn với an ninh quốc phòng. Mô hình xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên cộng đồng, cán

bộ làm công tác XĐGN kiêm khuyến nông “cầm tay chỉ việc” như Trung Quốc đã thực hiện rất hiệu quả, giúp hộ nghèo thoát nghèo. Kết hợp tăng cường cán bộ chuyên môn và lực lượng vũ trang bám dân, hướng dẫn, giúp đỡ dân thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đối với các xã có lợi thế về đồng cỏ, tập trung xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, phát triển chăn nuôi đại gia súc với phương pháp chăn dắt, quy mô tập trung để tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ, xã.

Đối với các xã ven biển, có lợi thế nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản, cần hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản kết hợp với chế biến, đồng thời tận dụng vùng đất cát để phát triển cây trồng vật nuôi phù hợp nhằm đa dạng việc làm, đa dạng thu nhập cho hộ nghèo và nhân dân ở xã bãi ngang ven biển.

Cuối cùng, đối với các xã vùng ngập sâu khu vực đồng bằng song Cửu Long, cần hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm giúp dân thay đổi được giống cây con mới phù hợp với vùng ngập lũ, hạn chế hậu quả thiên tai, giải quyết việc làm cho hộ nghèo thiếu đất và không có đất sản xuất thay đổi tập quán sống phân tán vào sống trong các cụm tuyến dân cư, ổn định sản xuất và cuộc sống.

2.2. Giảm nghèo bền vững

Chính sách xóa đói giảm nghèo của vn cần đạt được sự bền vững và chất lượng. Mặc dù chương trình giảm nghèo ở Việt Nam đạt được kết quả khá tốt và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, song mục tiêu giảm nghèo của Việt Nam đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn. Kết quả giảm nghèo thiếu bền vững, tỷ lệ tái nghèo cao, tỷ lệ hộ cận nghèo lớn, trước những tác động của tăng giá, của thiên tai, bão lụt, dịch bệnh, nhiều hộ rơi xuống dưới ngưỡng nghèo.

Trung Quốc chỉ tập trung vào việc hỗ trợ người nghèo tự vươn lên thoát nghèo, bằng cách hỗ trợ vốn vay, hay các hình thức gián tiếp thông qua giảm thuế, giảm chi phí sản xuất nông nghiệp. Nước ta cần học tập và lựa chọn xóa bỏ những cách giảm nghèo cũ. Chúng ta không thể mãi ưu tiên xóa nghèo bằng tặng nhà, tặng phương tiện sống, tặng ruộng đất, cơ sở hạ tầng, ưu đãi vốn mà cần chú trọng cung cấp cho người nghèo phương thức, năng lực gắn với phát triển doanh nghiệp. Cần hướng vào nâng cao nhận thức của người dân về cuộc chiến chống đói nghèo, nâng cao năng lực và tính làm chủ, tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người nghèo thấy, việc giảm nghèo là nhu cầu thiết thực của bản thân. Bởi trên thực tế, nhiều chính quyền địa phương các cấp còn nặng tư tưởng ỷ lại, cá biệt còn có tâm lý “thích nghèo”. Bên cạnh đó, cần chú trọng, ngăn ngừa, loại trừ các yếu tố gây rủi ro hơn là nỗ lực làm từ thiện và tăng cường các nền tảng phát

triển bền vững bằng chiến lược, chính sách và luật pháp để đạt được một chất lượng xóa đói giảm nghèo bền vững.

2.3. Xây dựng cơ chế phân quyền

Từ thực tiễn của Trung Quốc cho thấy việc đưa những kế hoạch giảm nghèo có sự tham gia của cả người dân và chính phủ sẽ tạo ra hiệu quả giảm nghèo thiết thực. Việt Nam cũng nên đẩy mạnh sự tham gia của người dân vào quá trình lập kế hoạch và thực hiện cũng như giám sát đánh giá, góp ý về chất lượng dịch vụ công của Chính phủ. Ở cấp địa phương, sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa những hoạt động của các tổ chức phi chính phủ lồng ghép vào các chương trình mục tiêu của Chính phủ. Hơn nữa, để XĐGN có hiệu quả, như Trung Quốc đã áp dụng rất tốt đó là phải biết dựa vào doanh nghiệp để tạo công ăn việc làm cho người dân, giao trách nhiệm cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp ở địa bàn nào thì phải giúp người dân địa bàn đó thoát nghèo, nếu không làm được việc đó là doanh nghiệp không hoàn thành nhiệm vụ.

2.4. Kết hợp với các chính sách khác

Từ thực trạng của Trung Quốc cho thấy, nghèo đói về chi tiêu còn trầm trọng hơn nghèo đói về thu nhập và đai bộ phận dân nghèo lại càng nghèo hơn khi cơ hội tiếp cận tới phúc lợi xã hội là quá ít. Trong thời gian tới, việc xây dựng, thiết kế chương trình giảm nghèo không thể chỉ nhìn phiến diện ở góc độ đói ăn, thiếu mặc mà cần phải xem xét ở mọi nhu cầu cơ bản của con người. Nói cách khác là phải nhìn nhận đa chiều và độ sâu của cái nghèo. Chúng ta không chỉ đặt ra mục tiêu giảm hộ nghèo xuống bao nhiêu phần trăm mà còn hàng loạt các chỉ tiêu khác. Với cách tiếp cận đa chiều chúng ta phải lồng ghép chương trình giảm nghèo với các chương trình khác, ví dụ chương trình dinh dưỡng trẻ em, nước sạch môi trường, hỗ trợ người nghèo về y tế, cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội thông qua các chính sách trợ giúp về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh.

KẾT LUẬN

Không thể phủ nhận những nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của quốc gia. Kết quả của những nỗ lực đó đã được phản ánh qua một loạt những dấu hiệu tích cực trong các chỉ số nghèo: tỉ lệ nghèo giảm, khoảng cách nghèo giảm, chuẩn nghèo tăng so với thế giới.

Tuy nhiên, cho đến nay, tình hình nghèo đói tại Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn hết gây lưu tâm. Những sai lầm trong chính sách đô thị hóa nóng, chính sách hộ khẩu; những nguyên nhân từ xã hội và kinh tế bên cạnh những yếu tố khách quan khác vẫn còn để lại nhiều hậu quả.

Nhìn chung, xóa đói giảm nghèo là một công cuộc lâu dài, cần nhiều thời gian và công sức. Nhìn từ những chính sách xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc, phân tích các mặt tích cực và tiêu cực, Việt Nam có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cho quốc gia bao gồm: xây dựng chính sách phù hợp, giảm nghèo bền vững, xây dựng chế độ phân quyền và kết hợp linh hoạt các hoạt động.

Hy vọng rằng những tìm hiểu của nhóm có thể được khai thác và vận dụng hợp lý, góp phần tích cực vào hoạt động xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế phát triển thực trạng đói nghèo trung quốc (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w