- Chính sách hộ khẩu
1. Những vấn đề còn tồn đọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc
Trung Quốc đã đạt những thành tựu đáng kể trong việc xóa đói giảm nghèo nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Trong phần này chúng ta sẽ cùng xem xét những vấn đề mà Trung Quốc gặp phải trong quá trình giảm nghèo đói.
1.1. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở Trung Quốc đang tăng lên. Sự bất bình đẳng có thể do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu ở Trung Quốc là việc chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Công cuộc cải cách này làm giảm đáng kể số lượng người nghèo ở trung quộc nhưng đồng thời lại đi kèm với sự gia tăng bất bình đẳng ở nước này. Với xu hướng tăng 7% bất bình đẳng ở mỗi thập kỷ thì Trung Quốc được dự đoán là một quốc gia có bất bình đẳng cao.
Đồng thời bất bình đẳng về thu nhập giúp cho người giàu dễ dàng tiếp cận với giáo dục, y tế … nhưng lại làm giảm đi cơ hội của người nghèo.
Bất bình đẳng trong thu nhập giữa khu vực nông thôn và thành thị đã tăng lên. Khoảng cách lớn tồn tại giữa dân cư khu vực nông thôn và khu vực thành thị về thu nhập bình quân đầu người, bình quân đầu người tiêu thụ, doanh thu, chuyển giao thanh toán và dịch vụ công cộng. Sự khác biệt lớn giữa hai khu vực này đã bắt đầu từ những năm 1990. Bất bình đẳng không đồng đều về mặt địa lý.
Tiến trình chống đói nghèo về mặt địa lý không đồng đều ở Trung Quốc. Ở một số khu vực thì quá trình giảm nghèo đói tốt hơn, ở các vùng ven biển tình trạng tốt hơn ở các vùng nội địa. Tỷ lệ suy giảm nghèo đói ở các tỉnh ven biển của Trung Quốc là gấp đôi so với các tỉnh nội địa của nước này. Ở các tỉnh có thu nhập cao hơn song tỷ lệ giảm nghèo đói chưa chắc đã cao hơn.
Bất bình đẳng về thu nhập là một trong những lý do khiến cho luồng dân cư đi chuyển từ vùng nông thôn sang thành thị ngày càng tăng. Bản chất của việc di cư đang thay đổi và việc gia nhập của công nhân và hộ gia đình của họ vào khu vực thành thị đã dẫn đến những thách thức mới. Việc chuyển dịch cơ cấu thị trường lao động thành thị cũng gây ra những khó khăn.
- Tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị đã tăng lên trong khi đó lực lượng tham gia lao động thì giảm
- Việc phát triển thị trường lao động đô thị đặt ra mối quan tâm đến phúc lợi của công nhân đô thị.
Trong tương lai sẽ là càng khó khăn hơn cho Trung Quốc nếu như không xem xét đến vấn đề bất bình đẳng trong quá trình giảm nghèo đói. Bất bình đẳng là một trở ngại đôi, phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng đặc biệt là sự bất bình đẳng trong
cơ hội, nó có nghĩa là tăng trưởng thấp hơn và chia sẻ người nghèo ít hơn trong những lợi ích từ sự tăng trưởng đó. Bất bình đẳng sẽ tiếp tục tăng ở Trung Quốc và vấn đề nghèo đói đang phản hồi lại việc tăng lên của bất bình đẳng.
1.2. Chất lượng phát triển kinh tế giảm
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Trung Quốc tăng cao từ năm 1990 song thành tích xóa đói giảm nghèo bị hạn chế. Sở dĩ như vậy vì người nghèo không được hưởng lợi trực tiếp từ mức tăng trưởng cao đó. Tỷ lệ năng suất lao động nông nghiệp trên năng suất lao động quốc gia đã giảm. Tỷ lệ thu nhập bình quân của nông dân trên tổng thu nhập quốc dân cũng giảm. Các cơ hội việc làm trong khu vực nông thôn cũng chưa cao.
1.3. Số người nghèo còn cao
- Chuẩn nghèo chính thức của Trung Quốc là thấp hơn so với tiêu chuẩn quốc tế. - Chuẩn nghèo chính thức của Trung Quốc có vẻ như thấp hơn so với kỳ vọng tăng
lên trong thu nhập và phát triển.
- Chuẩn nghèo của Trung Quốc không xét đến nhu cẩu về lương thực thực phẩm thiết yếu.
1.4. Khó khăn trong xóa nghèo cho các hộ nghèo nghiêm trọng
Việc đưa những người nghèo còn lại thoát nghèo trở nên khó khăn hơn khi tỷ lệ hộ nghèo đã giảm do những người nghèo còn lại khó tiếp cận hơn, đời sống khó khăn hơn, các thiếu thốn về giáo dục, y tế trầm trọng hơn.
Trung Quốc có thế tiến xa hơn nữa trong việc giảm nghèo đói, nhưng với vấn đề giảm mức nghiêm trọng của nghèo đói, đặc biệt là nghèo đói ở khu vực nông thôn, thì Trung Quốc lại gặp phải hạn chế. Tỷ lệ nghèo đói có thể giảm nhưng việc loại bỏ những nghèo đói còn lại là rất khó bởi vì người nghèo còn lại, thường là những người nghèo nghiêm trọng, sẽ bị phân tán ở các vùng núi, các khu vực dân tộc thiểu số, các tỉnh miền Tây.