CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ MÔ HÌNH DÂN SỐ Ở VIỆT NAM ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế phát triển tác động của dân số đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam1 (Trang 26 - 31)

HIỆU QUẢ MÔ HÌNH DÂN SỐ Ở VIỆT NAM ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH

TẾ

1. Cải thiện chất lượng giáo dục ở Việt Nam qua định hướng nghề nghiệp

Nước ta là một nước có dân số đông, lực lượng lao động dự trữ dồi dào, tuy nhiên, chất lượng lao động và số lượng lao động chất lượng cao vẫn còn vô cùng hạn chế. Một trong số những nguyên nhân của thực trạng đó chính là thiếu sót trong giáo dục về việc định hướng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ - lực lượng lao động dự trữ, cũng chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, đặc biệt là giáo dục bậc đại học, cao đẳng.

Theo Bộ Giáo dục và Ðào tạo, trong những năm qua, giáo dục Ðại học đã có những bước phát triển mạnh về số lượng cơ sở đào tạo, đội ngũ giảng viên và quy mô sinh viên. Hệ thống giáo dục Ðại học cả nước hiện có 433 trường Ðại học, Cao đẳng. Năm học 2013-2014, quy mô đào tạo của các trường Ðại học, Cao đẳng là 2,163 triệu sinh viên, học viên sau đại học; trong đó có hơn 434 nghìn sinh viên, học viên tốt nghiệp. Trong khi đó, có hàng nghìn doanh nghiệp, cơ quan nhà nước ở tất cả ngành nghề liên tục tuyển dụng nhân lực, nhất là nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Tuy nhiên, so với yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế, giáo dục Ðại học còn nhiều khoảng trống; sinh viên, học viên thất nghiệp hoặc làm việc không đúng ngành nghề đào tạo; kỹ năng làm việc còn hạn chế.

Thực tế, giáo dục Việt Nam đã và đang dần thể hiện sự quan tâm tới vấn đề định hướng nghề nghiệp trong giáo dục, đặc biệt là định hướng nghề nghiệp ở bậc học Đại học, Cao đẳng, thể hiện qua việc phát triển giáo dục Đại học theo hướng nghề nghiệp ứng dụng.

Bà Phạm Thị Ly (Viện đào tạo quốc tế Ðại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng: chừng nào các trường, nhất là trường công lập vẫn được ngân sách nhà nước bao cấp, thì lối dạy chay, chủ yếu đáp ứng nhu cầu bằng cấp của người học vẫn có đất sống và các trường chưa có động lực thay đổi. Theo một khảo sát của Trường Ðại học Nông lâm (Ðại học Huế) mới đây, mặc dù đã triển khai chương trình giáo dục Ðại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng, nhưng vẫn còn 9,2% số sinh viên cho rằng, chương trình đào tạo chưa đáp ứng các mục tiêu đặt ra từ đầu và 22,8% còn phân vân về việc đáp ứng mục tiêu đặt ra từ đầu của chương trình đào tạo; 20,8% không đồng ý với ý kiến cho rằng, chương trình đào tạo giúp sinh viên có khả năng tìm kiếm được việc làm khác ngoài chuyên môn; 33% không đồng ý cho rằng có thể sử dụng tốt ngoại ngữ khi ra trường...Thực trạng trên cho thấy việc áp dụng mô hình định hướng nghề nghiệp ứng dụng này vẫn chưa phát huy hết khả năng. Tuy nhiên, đó vẫn là dấu hiệu đáng mừng, là một bước đi đúng đắn của giáo dục Việt Nam trong việc cải thiện định hướng nghề nghiệp trong giáo dục.

Thực tế hiện nay, phần lớn các trường Đại học, Cao đẳng ở Việt Nam chưa thành lập bộ phận chuyên trách để tìm kiếm cơ hội hợp tác, quản lý, duy trì thông tin liên lạc. Các mối quan hệ hợp tác chủ yếu xuất phát từ quan hệ cá nhân giữa giảng viên, cựu sinh viên với doanh nghiệp. Trong khi đó, doanh nghiệp chưa nắm rõ nhu cầu của trường Ðại học cũng như sinh viên trong hoạt động hợp tác. Vì vậy, các trường Ðại học cần xác định hợp tác doanh nghiệp là ưu tiên trong chiến lược phát triển, còn doanh nghiệp phải coi hợp tác với trường là then chốt trong nâng

cao nguồn nhân lực và lợi thế cạnh tranh sản phẩm trên thị trường. Các trường có thể thành lập các trung tâm quan hệ với doanh nghiệp gắn với hoạt động của cán bộ quản lý, các khoa phòng, giảng viên và sinh viên, tăng cường trao đổi thông tin giữa trường ÐH và doanh nghiệp như: xây dựng hệ thống dữ liệu doanh nghiệp đối tác, tổ chức các sự kiện có sự tham gia của doanh nghiệp...

Để phát triển giáo dục Việt Nam theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước cần giữ vai trò định hướng phát triển, điều phối nguồn lực quốc gia và quản lý hệ thống giáo dục Ðại học thông qua việc hoạch định chính sách, xây dựng và ban hành khung pháp lý, cung cấp về tài chính và hướng dẫn các trường họat động phục vụ lợi ích quốc gia, cộng đồng. Ðối với nhà tuyển dụng, Nhà nước giữ vai trò cân bằng lợi ích giữa nhà trường và nhà tuyển dụng thông qua các chính sách về đầu tư tài chính, miễn giảm thuế.

2. Giải quyết vấn đề việc làm ở nông thôn

Việt Nam là một nước đi lên từ nền nông nghiệp trồng lúa nước. Nông thôn nước ta có diện tích rộng, dân số đông, số người trong độ tuổi lao động chiếm phần lớn, nhưng hiện nay còn thiếu việc làm, hoặc có việc làm nhưng chưa sử dụng hết thời gian lao động. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và yêu cầu củng cố quốc phòng - an ninh (QP-AN) của đất nước. Vì vậy, giải quyết tốt việc làm cho lao động nông thôn hiện nay là vấn đề mang tính chiến lược, là đòi hỏi vừa lâu dài, vừa cấp thiết đối với sự phát triển bền vững của nước ta.

Đảng và Nhà nước cần có chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn đào tạo nghề với sử dụng lao động phù hợp. Lao động nông thôn thiếu việc làm do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là trình độ văn hóa thấp, lại không được đào tạo nghề nên lao động phổ thông là phổ biến. Bởi vậy, việc đẩy mạnh đào tạo nghề và đa dạng các hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn đòi hỏi phải có sự tham gia của các cấp, các ngành, các lực lượng trong toàn xã hội.

Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo, vì những người lao động nông thôn thiếu hiểu biết và sự liên kết với các nhà tuyển dụng, các chủ doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, vì vậy, cần có một sợi dây liên kết giữa người thuê lao động và người lao động, giúp người lao động có cơ hội tìm được việc làm như mong muốn. Sợi dây ấy có thể được tạo nhờ các cơ quan, ban ngành, chính quyền địa phương, cũng có thể được tạo do chính các doanh nghiệp, các chủ thuê lao động, liên kết giữa các trường dạy nghề và các doanh nghiệp, các xí nghiệp, nhà máy để tăng cơ hội kiếm việc làm cho lao động nông thôn, đồng thời tận dụng lực lượng lao động này cho những ngành công nghiệp mũi nhọn, nâng cao đời sống người dân nông thôn khi diện tích đồng ruộng ngày càng hạn chế.

Một bộ phận không nhỏ những công ty, nhà máy, xí nghiệp đào tạo và thuê lao động nông thôn chính là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, tỉ trọng xuất khẩu các mặt hàng điện thoại, linh kiện điện tử đang chiếm tỉ trọng cao nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đóng góp một phần không nhỏ vào tỉ trọng đó chính là các công ty như Sony, Samsung,…tại Việt Nam. Chính họ đã mang lại cơ hội việc làm cho những người dân trong vùng

nơi xây dựng nhà máy. Bởi vậy, việc đối ngoại, giữ quan hệ chính trị đối ngoại tốt với bạn bè quốc tế, với các đối tác quốc tế cũng như việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng là một phần không nhỏ để giải quyết vấn đề việc làm ở các vùng nông thôn Việt Nam.

3. Phát triển chiến lược an sinh xã hội phù hợp

Ngay từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Đảng và Nhà nước đã đặt quyết tâm phát triển hệ thống an sinh xã hội bảo đảm thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của người dân, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và tiếp cận dần với chuẩn mức quốc tế. Từ nhiều năm qua, đặc biệt là từ khi thực hiện đường lối đổi mới (năm 1986) đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để ổn định chính trị- xã hội, phát triển bền vững.

An sinh xã hội thể hiện quyền cơ bản của con người và là công cụ để xây dựng một xã hội hài hòa, văn minh, đảm bảo sự đoàn kết, chia sẻ và tương trợ cộng đồng đối với các rủi ro trong đời sống, do vậy nó có tác dụng thúc đẩy bình đẳng và công bằng xã hội. Bên cạnh đó, hệ thống an sinh xã hội thông qua tác động tích cực của các chính sách chăm sóc sức khỏe, an toàn thu nhập và các dịch vụ xã hội, sẽ nâng cao năng suất lao động, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu lao động nói riêng và toàn bộ quá trình phát triển kinh tế nói chung. Với những lợi ích đó, phát triển an sinh xã hội thực sự là một điều vô cùng quan trọng và cần thiết để nâng cao đời sống người dân, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển ổn định, bền vững của đất nước.

Trong thời gian qua, mặc dù nguồn lực của đất nước còn hạn hẹp nhưng Đảng và Nhà nước vẫn luôn coi trọng công tác bảo đảm an sinh xã hội, quan tâm đầu tư cho vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang ven biển, hải đảo… Các chương trình xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam ở tầm quốc gia đã thu được những kết quả rất tốt đẹp, đã được dư luận quốc tế thừa nhận và đánh giá cao. Những thành tích mà Việt Nam đạt được về phát triển giáo dục, chăm lo sức khỏe cộng đồng, thực hiện BHYT cho người dân, KCB cho người nghèo, chăm sóc các bà mẹ và trẻ em, cũng như những nỗ lực giải quyết việc làm, cải thiện mức sống và điều kiện sống cho dân cư, cứu trợ xã hội và thực hiện phúc lợi xã hội, quan tâm tới các đối tượng yếu thế... là những minh chứng về những tiến bộ đáng kể thực hiện an sinh xã hội.Tuy nhiên, hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam chưa phát triển đồng bộ và tương xứng với thành tựu phát triển kinh tế, biểu hiện ở mức độ phổ quát chưa cao, khả năng tiếp cận còn hạn chế, còn nhiều chính sách bất cập, thiếu đồng bộ, thiếu sự liên kết, chưa huy động nguồn lực và chưa bảo đảm tính bền vững.

Để phát triển an sinh xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã định hướng “Chiến lược phát triển an sinh xã hội giai đoạn 2011-2020” cũng như "Chiến lược tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020”, với mục tiêu là đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp, hiện đại và xếp vào nhóm nước có mức thu nhập trung bình, thể hiện nhất quán chủ trương của Đảng “… xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân” (Văn kiện Đại hội X) và thực hiện quan điểm “từng bước mở rộng và cải thiện hệ thống an sinh xã hội để đáp ứng ngày

càng tốt hơn yêu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là nhóm đối tượng chính sách, đối tượng nghèo” (Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ VI).

Để bảo đảm hệ thống an sinh xã hội được phát triển phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, cần có những giải pháp, định hướng cụ thể và đúng đắn như:

- Tăng cường cơ hội có việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững cho người lao động yếu thế thông qua hỗ trợ cá nhân và hộ gia đình phát triển sản xuất, hỗ trợ tín dụng, giải quyết việc làm và kết nối thông tin thị trường lao động.

- Mở rộng cơ hội cho người lao động tham gia hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để chủ động đối phó khi thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro, ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già.

- Hỗ trợ thường xuyên đối với người có hoàn cảnh đặc thù và hỗ trợ đột xuất cho người dân khi gặp các rủi ro không lường trước hoặc vượt quá khả năng kiểm soát (mất mùa, thiên tai, động đất, chiến tranh, đói nghèo,...) thông qua các khoản tiền mặt và hiện vật do ngân sách nhà nước bảo đảm.

- Tăng cường tiếp cận của người dân đến hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản, như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, thông tin.

4. Chiến lược phát triển bền vững và lâu dài nguồn lao động chất lượng cao, để đáp ứng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước

- Tăng cường bình đẳng giới trong giáo dục, đào tạo, dạy nghề và phân công lao động - Cần có chính sách thu hút nhân tài, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để người lao

động phát huy năng lực của mình. Lao động chất xám phải được trọng dụng và thực sự được tôn trọng. Cần có chính sách trải thảm đỏ đón tri thức thế giới bằng những việc làm cụ thể như vấn đề lương bổng, ưu đãi chỗ ở, ưu đãi về thuế,…

- Khuyến khích các tổ chức cá nhân thành lập trung tâm đào tạo, nghiên cứu, trường đại học, để đón nhận kiến thức và tạo thêm môi trường làm việc cho các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, trong chiếc lược phát triển bền vững và lâu dài nguồn nhân lực chất lượng cao, thì Nhà nước cần nhanh chóng cải cách hệ thống giáo dục đào tạo từ Trung ương tới cơ sở, nhất là về mặt nội dung phương pháp đào tạo. Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư kinh phí thỏa đáng cho đào tạo nguồn nhân lực chất xám. Giáo dục phải thực sự được xem là quốc sách hàng đầu, là ngành công nghiệp mũi nhọn. Công nghiệp giáo dục phải được xem là “cái máy cái” sản sinh ra sản phẩm chất xám là sản phẩm có vai trò quyết định trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

KẾT LUẬN

Dân số là vấn đề lớn đang được cả xã hội quan tâm. Bài nghiên cứu đã đưa ra một số kết luận quan trọng: Sự biến động dân số có tác động, ảnh hưởng rõ rệt đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Có thể nói, biến động dân số đã tạo nhiều lợi tức cho sự phát triển kinh tế cho Việt Nam. Đó là một nguồn lao động dồi dào.

Tuy nhiên, việc tăng dân số quá nhanh, những biến động thất thường về cơ cấu dân số, hay các chính sách dân số không hiệu quả lại có tác động không tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Từ đó thấy rằng: một tốc độ gia tăng dân số chậm mới tạo điều kiện cho sự tăng trưởng GDP và thu nhập bình quân đầu người diễn ra nhanh hơn, bền vững hơn, đồng thời khi đất nước có những sự điều chỉnh và kiểm soát biến động dân số mạnh mẽ và tốt hơn thì khả năng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bên cạnh các yếu tố khác càng được thể hiện rõ nét.

Quản lí tốt công tác dân số, tận dụng được lợi tức từ dân số cùng những chính sách đúng đắn sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng một cách nhanh chóng.

Học sinh sinh viên là những người chủ tương lai của đất nước, hơn lúc nào hết cần được trang bị những kiến thức cơ bản về dân số học, giáo dục dân số và chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của Đảng và Nhà nước ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢOCác trang web: Các trang web:

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế phát triển tác động của dân số đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam1 (Trang 26 - 31)