III GIẢI PHÁP VÀ ĐỂ XUẤT
3 Tận dụng cơ cấu dân số vàng
Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”, với trên 62 triệu người trong độ tuổi lao động nhưng đồng thời cũng bắt đầu bước vào thời kỳ già hóa dân số với số người từ 60 tuổi trở lên chiếm 10,5% dân số. Tuy đã đạt mức sinh thay thế, tốc độ gia tăng dân số đã được kiểm soát nhưng Liên Hợp Quốc dự báo, trong thời gian tới, mức
xuống mức rất thấp như một số nước đã gặp phải. Cả hai giả định đều gây hệ lụy không tốt đến nhân khẩu học và tác động xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội cho hiện tại và tương lai. Mặt khác, thực trạng và xu hướng tiếp tục chênh lệch mức sinh giữa các địa phương sẽ gây ra sự bất lợi về nhân khẩu học trong tương lai và càng làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các địa phương trong cả nước. Vì vây, cần phải duy trì và tận dung cơ cấu dân số vàng.
Cần tiếp tục duy trì mức sinh hợp lý nhằm kéo dài thời gian cơ cấu dân số vàng, làm chậm quá trình già hóa dân số. Tăng cơ hội việc làm, nhất là những việc làm tạo giá trị gia tăng, đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đào tạo theo nhu cầu thị trường lao động. Ðẩy mạnh công tác thông tin và dự báo cung - cầu nhân lực từng nghề, ngành. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các chính sách sử dụng lao động, lấy hiệu quả làm việc là tiêu chí ưu tiên hàng đầu trong sử dụng và đãi ngộ lao động. Cùng với đó, cần ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong công tác đăng ký, quản lý và thống kê dân số, bảo đảm cung cấp chính xác, hiệu quả và kịp thời các số liệu cơ bản về dân số, phục vụ công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo, triển khai chính sách trong bối cảnh xã hội biến đổi nhanh và đa dạng. Cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ, đồng thời có những biện pháp để cải thiện sức khỏe, đạo đức cũng như tay nghề của nguồn nhân lực dồi dào này.