Sự suy giảm rừng ngập mặn do biến đổi khí hậu ở một tốc độ chóng mặt đã khiến cho Việt Nam gặp phải mối đe dọa lớn, đặc biệt là đối với vấn đề về ngăn chặn bão lũ, thiên tai. Đây là vấn đề cấp thiết cần được đưa ra các giải pháp kịp thời để ngăn chặn sự suy giảm đáng nguy hại này. Các bộ, ngành, địa phương cần tổ chức đánh giá việc trồng rừng thời gian qua để việc trồng mới, khôi phục rừng ngập mặn đạt hiệu quả; tăng cường tuyên truyền cho người dân về vai trò, chức năng cũng như trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ven biển; quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất rừng ven biển sang mục đích khác; rà soát, thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân sử dụng trái phép diện tích đất đã giao thuộc quy hoạch phát
triển lâm nghiệp nhưng sử dụng không đúng mục đích để trồng lại rừng; đẩy mạnh việc giao, khoán bảo vệ rừng cho các thành phần kinh tế, cộng đồng và hộ gia đình nhằm bảo vệ và phát triển rừng ven biển; nghiên cứu các giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng rừng trồng ven biển; hoàn thiện giải pháp trồng rừng ngập mặn phù hợp điều kiện tự nhiên từng vùng.; ngoài ra, lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội gắn với việc trồng và bảo vệ rừng ngập mặn. (Hải Lâm, 2017)
Trông coi bảo vệ tại rừng, quản lý chặt chẽ người khai thác nhựa thông, người ra vào rừng, việc sử dụng lửa của người dân trong rừng và ven rừng. Phát hiện sớm các điểm cháy để ứng cứu chữa cháy rừng khi đám cháy còn nhỏ. Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền nhằm thay đổi tập quán sinh hoạt và sản xuất của người đồng bào trong việc đốt nương, làm rẫy, săn bắn chim, thú… nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra cháy từ những hoạt động này gây ra…