(1) Xác định mã HS
Điều này khiến các doanh nghiệp bị xử phạt hành chính dù họ đã áp mã theo đúng hướng dẫn của cán bộ khi thực hiện thủ tục thông quan.
Một số doanh nghiệp cho rằng việc áp mã HS của cán bộ hải quan thường nghiêng về mã HS có mức thuế suất cao hơn để thu thuế cao nhất có thể. Bên cạnh đó, kết quả phân tích, phân loại chậm, doanh nghiệp phải mất thời gian chờ kết quả, trong khi, có trường hợp phân tích phân loại cùng một mặt hàng như 2 lần cho ra 2 kết quả khác nhau.
Về vấn đề này, lãnh đạo Cục Hải quan cho biết, việc phân loại hàng hóa được quy định thống nhất tại các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, do kỹ thuật phân loại hàng hóa phức tạp, hàng hóa xuất nhập khẩu rất đa dạng nên việc phân loại hàng hóa là một nghiệp vụ khó trong lĩnh vực hải quan. Trên thực tế, nhiều trường hợp vướng mắc Hải quan Việt Nam phải xin ý kiến phân loại từ Tổ chức Hải quan Thế giới nhưng chính các thành viên trong tổ chức này đôi lúc cũng có quan điểm phân loại khác khau cho cùng một mặt hàng.
Bên cạnh đó, Cục sẽ kiến nghị với Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính xem xét sửa đổi quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm tra sau thông qua đối với các tờ khai luồng đỏ theo hướng không xử phạt đối với những trường hợp này. Cục Hải quan thành phố cũng thừa nhận, do tính phức tạp của công tác phân loại mã số nên đôi khi còn xảy ra tình trạng không thống nhất về phân loại mã số giữa doanh nghiệp với công chức hải quan.
(2) Thủ tục và hồ sơ
Trong khâu chuẩn bị hồ sơ và khai báo của thủ tục thông quan, vướng mắc lớn nhất của các doanh nghiệp là việc các quy định hay thay đổi. Tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn này là tương đối cao (51%). Tiếp đến, 20% doanh nghiệp cho biết phải in, nộp giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan, 17% cho rằng các cơ quan hải quan phối hợp chưa đồng bộ, và 15% cho rằng cán bộ hải quan không hướng dẫn đầy đủ. Các khó khăn còn lại mà doanh nghiệp gặp phải là phải nộp giấy tờ ngoài quy định (13%) và không công khai quy trình (12%), theo báo cáo của VCCI về mức độ hài lòng của doanh nghiệp với thủ tục hành chính xuất nhập khẩu.
Tình trạng mạng hải quan lỗi, nghẽn mạng, hệ thống phần mềm hải quan trục trặc, nhất là tình trạng lỗi khi cập nhật phiên bản mới, chậm hướng dẫn cách thức xử lý cho doanh nghiệp vẫn xảy ra. Vẫn còn tình trạng một số chi cục hải quan yêu cầu doanh nghiệp phải in hồ sơ (tờ khai và invoice), scan hồ sơ có chữ ký đóng dấu... Những yêu cầu này khiến quá trình thông quan bị chậm trễ, gây phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.
(3) Kiểm tra quá gắt gao
Theo ông Phạm Thanh Bình, hiện nay, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Namđang bị kiểm tra chuyên ngành gắt gao, điển hình là mặt hàng điều nhân và điều thô. Mặt hàng này phải chịu cả 3 loại kiểm tra chuyên ngành là: kiểm dịch, kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm ở cả chiều nhập khẩu và xuất khẩu. “Các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như nông sản, thủy sản… đang được khuyến khích xuất khẩu nhưng lại bị kiểm tra gắt gao hơn hàng nhập khẩu. Có doanh nghiệp xuất nhập khẩu một mặt hàng nông sản mà chiều nhập khẩu chịu luồng vàng 100%, xuất khẩu chịu luồng vàng 69%... Riêng mặt hàng điều, không hiểu “quý hóa” thế nào mà các cơ quan kiểm tra chồng chéo”- ông Phạm Thanh Bình nói.
Nêu vướng mắc gặp phải trong lĩnh vực dệt may, bà Đặng Phương Dung cho biết, hàng may mặc xuất khẩu không có nhãn “Made in Vietnam” trên sản phẩm, ghi nhãn theo hợp đồng với khách hàng nước ngoài, thực hiện đúng khoản 3 điều 5 Nghị định 89/2006/NĐ-CP nhưng vẫn bị hải quan bắt lỗi, phạt vi phạm hành chính. Việc này đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, làm tăng chi phí và kéo dài thời gian xuất hàng.
Theo đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp, các thủ tục hải quan đã được rút ngắn. Ngành hải quan đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin vào thông quan hàng hóa.
quyết sẽ thực hiện luôn. Những vướng mắc nào liên quan đến bộ, ngành khác sẽ được phối hợp xử lý, nhằm tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp”.
(4) Quản lý rủi ro chưa được tốt
Khảo sát thực tế tại nhiều doanh nghiệp và cơ quan hải quan trên cả nước về việc thực hiện Luật Hải quan, ông Phạm Thanh Bình - chuyên gia tư vấn dự án USAID GIG (Dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện) đánh giá, quản lý rủi ro trong thông quan hàng hóa là phương pháp hiện đại, nhưng chưa mang lại hiệu quả. Theo đó, hàng hóa của doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật vẫn bị phân vào luồng vàng, luồng đỏ.
Mặt hàng nào thuộc diện quản lý chuyên ngành (kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm…) cũng bị phân vào 2 luồng này, bị nhiều lần kiểm tra, mỗi lần hàng chục lô và thời gian kiểm tra kéo dài. Theo bà Đặng Phương Dung - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), việc xếp hàng hóa vào luồng xanh hay luồng vàng, luồng đỏ gần như không có tiêu chí rõ ràng.
“Doanh nghiệp của chúng tôi tự nhiên thấy hàng hóa bị chuyển sang luồng đỏ hết mà không hiểu lý do vì sao. Các bộ phận trong doanh nghiệp đều phải tốn thời gian, công sức vật lộn tìm hiểu lý do và tăng chi phí, xong xuôi thì hàng trở lại luồng xanh. Doanh nghiệp rất băn khoăn về quản lý rủi ro. Nếu không cải tiến, chúng tôi không biết làm thế nào để hoàn thành thủ tục hải quan”- đại diện Vitas thẳng thắn chia sẻ.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân của tình trạng này là do quy định lấy mặt hàng làm tiêu chí quản lý rủi ro. Đặc biệt, những mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành (kiểm dịch, chất lượng, an toàn thực phẩm…) đều thuộc diện quản lý rủi ro nên bị phân vào luồng vàng, luồng đỏ, bị kiểm tra nhiều lần và chậm thông quan.
Tuy nhiên, theo ông Âu Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, tính từ ngày 1-1-2015 đến hết ngày 15-8-2015, các cơ quan hải quan đã cấp trên 5 triệu tờ khai hải quan, trong đó 53,3% là hàng hóa luồng xanh; 8,34% hàng thuộc luồng đỏ, còn lại là luồng vàng.
(5) Xác minh C/O ưu đãi
Doanh nghiệp cho rằng còn gặp nhiều khó khăn, bất cập trong việc xác minh các C/O ưu đãi đối với các lô hàng xuất nhập khẩu được hưởng thuế suất ưu đãi theo các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết. Cụ thể là tần suất xác minh quá
nhiều, kể cả với những C/O được cấp điện tử. Lý do yêu cầu xác minh đa phần là do chữ ký không giống với chữ ký mẫu. Trường hợp C/O bị lỗi do đánh máy, hải quan không chấp nhận thì sau khi khách hàng xin cấp mới và thu hồi C/O cũ nhưng số C/O thay đổi thì lại phải tiến hành xác minh trở lại.
Bên cạnh đó, thời gian xác minh C/O là quá lâu, không biết khi nào có kết quả dẫn đến việc doanh nghiệp phải chịu đóng mức thuế thông thường cho đến khi C/O ưu đãi được xác minh, điều này gây phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.