GẶP PHẢI KHI THÔNG QUAN LÔ HÀNG
3.1. Khó khăn trong quá trình thông quan
Khó khăn trong hồ sơ nhập khẩu
Theo quyết định 18/2019/QĐ-TTg mới về QUY ĐỊNH VIỆC NHẬP KHẨU MÁY MÓC, THIẾT BỊ, DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ ĐÃ QUA SỬ DỤNG có điều khoản số 8 như sau:
Điều 8. Hồ sơ, trình tự, thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng 1. Hồ sơ nhập khẩu:
Ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan, doanh nghiệp phải bổ sung tài liệu sau:
a) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu của doanh nghiệp. b) Bản chính giấy xác nhận của nhà sản xuất máy móc, thiết bị về năm sản xuất và tiêu chuẩn của máy móc, thiết bị đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 6 Quyết định này trong trường hợp máy móc, thiết bị được sản xuất tại quốc gia thuộc các nước G7, Hàn Quốc. Giấy xác nhận phải được hợp pháp hóa lãnh sự và kèm bản dịch sang tiếng Việt;
c) Chứng thư giám định được cấp bởi một tổ chức giám định được chỉ định đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 11 Quyết định này trong trường hợp máy móc, thiết bị được sản xuất tại quốc gia thuộc các nước G7, Hàn Quốc nhưng không có Giấy xác nhận của nhà sản xuất hoặc máy móc, thiết bị được sản xuất tại quốc gia không thuộc các nước G7, Hàn Quốc.
Việc xin Bản chính giấy xác nhận của nhà sản xuất máy móc là rất khó. Một số trường hợp còn không có mẫu xác nhận năm sản xuất. Như vậy công ty cần phải trưng cầu cơ quan giám định để lấy Bản đăng ký do cơ quan giám định cấp để có thể tiếp tục làm theo quy trình giám định như bình thường, lấy kết quả chứng thư và thông quan hàng hóa.
Ngoài ra, trong quá trình thông quan, công ty còn gặp một số khó khăn khác như: Cơ quan hải quan yêu cầu doanh nghiệp mô tả chi tiết hàng hóa gồm thông tin về năm sản xuất, số khung, số máy,... Tuy nhiên, vì đã qua sử dụng một thời gian dài gây mờ, đục và hàng máy móc thiết bị cũ chủ yếu được doanh nghiệp nước xuất khẩu mua lại từ khách hàng riêng lẻ nên khó xác định được chính xác các thông tin này.
Trường hợp máy móc, thiết bị cũ, tháo rời khi được nhập khẩu, doanh nghiệp phải làm giám định tính đồng bộ, thủ tục phức tạp gây mất thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
3.2. Vướng mắc trong việc áp mã
Việc Cơ quan hải quan và cơ quan quản lý chuyên ngành (cục đăng kiểm Việt Nam) ,trong một số trường hợp, thiếu thống nhất về mã số HS gây ra khó khăn lớn nhất cho doanh nghiệp khi nhập khẩu hàng hóa thuộc quản lý của bộ GTVT. Cụ thể:
Công ty VNCIS nhập khẩu xe máy chuyên dùng là xe rải bê tông nhựa, mã HS 84791020 do cơ quan hải quan áp có trong điều chỉnh của Thông tư 41/2018/TT- BGTVT quy định. Tuy nhiên, khi trình tờ khai hải quan lên cơ quan đăng kiểm thì bị từ chối kiểm tra chuyên ngành với lý do xe máy rải bê tông nhựa có mã HS là 87059090 không được điều chỉnh bởi 41/2018/TT-BGTVT do đó không nằm trong danh mục nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải. Mặc dù 2 mã HS này đều chịu thuế nhập khẩu là 0%, cơ quan hải quan nhất quyết không cho phép doanh nghiệp sửa đổi mã HS theo Cục đăng kiểm. Bên cạnh đó, Cục đăng kiểm cũng không thực hiện kiểm định chất lượng xe cho doanh nghiệp. Do đó, công ty VNCIS đã mất rất nhiều thời gian và chi phí để gửi công văn kiến nghị 2 cơ quan này giải quyết sự thiếu nhất quán trong việc quy định mã HS gây khó khăn cho doanh nghiệp nhập khẩu.
3.3. Khó khăn trong quá trình tính thuế cho lô hàng
Việc xác định mức thuế cho mặt hàng máy móc thiết bị nhập khẩu đã qua sử dụng gây khó khăn cho cơ quan hải quan do khó có thể xác định được giá thị trường cho loại mặt hàng này này. Trong trường hợp doanh nghiệp khai thấp trị giá lô hàng nhằm
tránh thuế, cán bộ hải quan cũng khó để áp trị giá hàng hóa theo giá thị trường do không có một mức giá chung cho các loại máy móc đã qua sử dụng.
KẾT LUẬN
Việc nắm rõ quy trình thông quan của một là vô cùng cần thiết, trở thành một mắt xích quan trọng trong hoạt động mua bán ngoại thương. Tuy nhiên, để có thể thực hiện thông quan bất cứ mặt hàng nào, nhân viên khai báo cần nắm rõ chính sách mặt hàng, thông tư, quyết định điều chỉnh mặt hàng đó và quy tắc áp mã hàng hóa cũng như mức thuế suất áp dụng.
Cụ thể, mặt hàng máy rải bê tông nhựa đã qua sử dụng là mặt hàng chịu sự quản lý của nhiều bộ ban ngành, chính sách thay đổi liên tục và yêu cầu đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe liên quan đến vấn đề môi trường, và an toàn kỹ thuật. Điều này đòi hỏi nhân viên làm thủ tục hải quan mặt hàng này nói riêng và các mặt hàng máy móc đã qua sử dụng khác nói chung phải liên tục nắm bắt thông tin về điều chỉnh chính sách từ cơ quan hải quan cũng như cơ quan quản lý chuyên ngành.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Thông tư 38/2015/TT-BTC 2. Thông tư 39/2018/TT-BTC 3. Biểu thuế XNK 2019
4. Thái sơn, 2014, Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm khai báo hải quan ECUS5VNACCS,
https://drive.google.com/drive/u/0/folders/1DfuFLsNb_wjS6V85Sr7xCpuK4DPIZ0od
Website
1. Website của Tổng cục hải quan Việt Nam,
https://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx? ID=28540&Category=Tin%20n%E1%BB%95i%20b%E1%BA%ADt
2. Website của Cục hải quan Đồng Nai,
https://dncustoms.gov.vn/tu-van/quy-dinh-nhap-khau-may-moc-cu-da-qua-su- dung-khong-qua-10-nam-48417.html