Đối với chính phủ:

Một phần của tài liệu tiểu luận nghiệp vụ hải quan phân tích điều 2 mục 1 hiệp định tạo thuận lợi hóa thương mại về thông tin có sẵn qua mạng internet (Trang 28 - 32)

Thông báo tất cả các địa chỉ thông tin, điểm hỏi đáp

Hiện tại Việt Nam đã tuân thủ theo các nghĩa vụ mà TFA đề ra tại Điều 1: Công bố thông tin và tính sẵn có của thông tin, đó là: Công bố thông tin về hải quan; Thông tin sẵn có qua mạng; điểm giải đáp. Tuy nhiên thực tế những thông tin được cung cấp ra chưa hoàn toàn đầy đủ, chúng ta cần thông báo tất cả các địa chỉ thông tin, điểm hỏi đáp để đảm bảo tính công bằng ai cũng nhận được thông tin.

Phải công khai chi tiết về các nội dung về thủ tục hành chính.

Tại mục 2.2 Điều 1 có ghi rõ: Khi điều kiện có thể thực hiện được, bản hướng dẫn đề cập tại mục 2.1 (a) cũng phải được cung cấp bằng một trong các ngôn ngữ chính thức của WTO.

Trích mục 2.1 (a) Mỗi Thành viên phải cung cấp và cập nhật trong phạm vi có thể và một cách phù hợp, các thông tin sau qua mạng internet:

(a) bản hướng dẫn về thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh, bao gồm cả các thủ tục khiếu nại hoặc khiếu kiện, để thông tin cho các chính phủ, doanh nghiệp và các bên liên quan khác về các bước thực hiện cần thiết đối với nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh;

Như vậy chúng ta cần phải bổ sung nghĩa vụ vào pháp luật nội địa là:Phải công khai chi tiết về các nội dung về thủ tục hành chính.

Đề xuất sửa đổi văn bản nội địa Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính. (Liên quan tới thực hiện Khoản 2.1 Điều 1 TFA)

Đề nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định 63/2010/NĐ-CPđể quy định chi tiết về nội dung phải đăng tải khi công khai thủ tục hành chính trên trang thông tin điện

tử, trong đó có các biểu mẫu, các loại chứng từ cần thiết để làm thủ tục hành chính và điểm hỏi đáp.

Xây dựng nghị định về công khai thông tin và tham vấn về thủ tục hải quan (Liên quan tới thực hiện Khoản 2.2 Điều 1 TFA)

Dù đây không phải nghĩa vụ bắt buộc (chỉ phải thực hiện “khi điều kiện có thể thực hiện được”) nhưng đây là việc cần thiết, hữu ích và khả thi (đã đang được thực hiện đối với một số văn bản).

Vì vậy, đề nghị xây dựng 1 Nghị địnhvề công khai thông tin và tham vấn về thủ tục hải quan, trong đó có 1 điều khoản về công khai thông tin trên mạng với quy định:

- Yêu cầu bắt buộc dịch các văn bản có chứa các nội dung như liệt kê tại Khoản 2.1 sang tiếng Anh.

- Yêu cầu bắt buộc về việc công khai thông tin về các điểm giải đáp.

Thiết lập và vận hành thành công cơ chế hải quan một cửa quốc gia:

Việc thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia gắn với quy trình hải quan điện tử là biện pháp được coi là tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại lý tưởng nhất hiện nay. Do đó việc Việt Nam hướng tới hiện thực hóa Cơ chế một cửa quốc gia này là cần thiết dù rằng đây không phải nghĩa vụ bắt buộc trong TFA.

Trong khi đó, liên quan tới Cơ chế này, pháp luật Việt Nam hiện tại chưa có quy định bắt buộc chính thức nào, tất cả đều ở trạng thái “chờ” với các quy định được thiết kế kiểu dự phòng, sẽ áp dụng khi nào có Cơ chế một cửa quốc gia. Việt Nam cũng đã có kế hoạch thí điểm thực hiện Cơ chế một cửa ở phạm vi hẹp (loại thủ tục, các cơ quan tham gia). Tuy nhiên việc triển khai trên thực tế chưa đạt được mục tiêu mong muốn.

Do đó, thời gian tới Việt Nam tập trung thiết lập và vận hành thành công Cơ chế một cửa quốc gia:

- Xây dựng văn bản pháp luật thực hiện từng phần Cơ chế này (với có quy định có hiệu lực thực thi bắt buộc chứ không chỉ dừng lại ở các quy định mang tính mục tiêu và thí điểm).

- Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật về thông tin tương ứng với các yêu cầu pháp luật về thực hiện từng phần Cơ chế một cửa quốc gia như nêu ở trên.

Tăng tốc độ triển khai các cam kết theo TFA

TFA có hiệu lực sau khi được 110/164 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam phê chuẩn vào ngày 22/2/2017.

Với 15 cam kết nhóm A, Việt Nam đã và đang thực hiện như đã xây dựng Cổng thông tin thương mại quốc gia vào năm 2017. Tuy nhiên các cam kết nhóm B, C hiện mới chỉ đang được các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện, cần phải đưa vào áp dụng sớm hơn.

Chính phủ cần phổ biến rộng rãi nội dung TFA và yêu cầu các cơ quan ban ngành liên quan phải có lộ trình và nội dung thực hiện đổi mới tiếp thu sửa đổi qua các năm.

Sát nhập các uỷ ban quốc gia về tạo thuận lợi thương mại:

Hiện tại ở Việt Nam đã có một số cơ quan sau có các hoạt động về tạo thuận lợi thương mại:

- Nhóm công tác tạo thuận lợi vận tải quốc gia trong khuôn khổ Hiệp định GMS.

- Ủy ban quốc gia về hội nhập kinh tế quốc tế. - Ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN.

Chính phủ cần rà sóat lại, sát nhập các Ủy ban nói trên hoặc giao việc thực thi TFA cho một trong 3 Ủy ban nói trên chứ không nên thành lập một Ủy ban quốc gia mới.

Một phần của tài liệu tiểu luận nghiệp vụ hải quan phân tích điều 2 mục 1 hiệp định tạo thuận lợi hóa thương mại về thông tin có sẵn qua mạng internet (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w