4. Nội dung kiến thức cơ bản bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
2.3 Đưa ra hệ thống các ví dụ, bài tập cụ thể cùng lời giải minh họa cho các đề
đề luyện thi THPTQG. 2.3.1. Thiết lập ma trận Chủ đề Mức độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Các quyền tự do cơ bản của công dân Nêu được khái niệm, nội dung và ý nghĩa của - Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và không - Ủng hộ các hành vi thực hiện đúng pháp luật. Xử lí các tình huống cụ thể liên quan đến các quyền tự do cơ bản
các quyền tự do cơ bản của công dân. đúng với quyền tự do cơ bản của công dân. - Phê phán những hành vi làm trái pháp luật. - Vận dụng giải quyết tình huông đơn giản.
của công dân.
Tổng câu Tổng điểm Tỉ lệ Số câu: 12 Số điểm: 3,0 Tỉ lệ: 30% Số câu: 12 Số điểm: 3,0 Tỉ lệ: 30% Số câu: 8 Số điểm: 2,0 Tỉ lệ: 20% Số câu: 8 Số điểm: 2,0 Tỉ lệ: 20% Số câu: 40 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100%
2.3.2. Đề thi và lời giải minh họa
Câu 1. Công dân có quyền BKXP về thân thể có nghĩa là nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát thì công dân đó sẽ không bị
A. bắt. B. đánh. C. xúc phạm. D. dọa nạt.
Đáp án: A. HS nhớ lại nội dung của quyền BKXP về thân thể của công dân gắn liền với từ khóa: bị bắt
Câu 2. Tự tiện bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ là hành vi
A. trái luân lý. B. trái pháp luật
C. trái đạo đức. D. trái thuần phong mỹ tục.
Đáp án: B. Hs nhớ lại nội dung của quyền BKXP về thân thể của công dân
Câu 3. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người nào đó đang chuẩn bị thực hiện
A. tội phạm rất nghiêm trọng. B. hành vi trái pháp luật. C. tội phạm nghiêm trọng. D. tội phạm ít nghiêm trọng.
Đáp án: A. Hs nhớ lại trường hợp thứ 2 của quyền BKXP về thân thể của công dân: bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
Câu 4. Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được là một trường hợp bắt người
A. phạm tội quả tang. B. khẩn cấp.
Các câu hỏi trong đề thi được sắp từ đễ đến khó tương ứng với các cấp độ nhận thức + Nhận biết: Từ câu 1 đến câu 12
+ Thông hiểu: Từ câu 13 đến câu 24 + Vận dụng: Từ câu 25 đến câu 32
C. truy nã. D. bị can.
Đáp án: B. Hs nhớ lại trường hợp bắt người thứ 2 của quyền BKXP về thân thể của công dân: bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
Câu 5: Người bị khởi tố hình sự theo quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra hoặc của Viện kiểm sát được gọi là
A. bị cáo. B. bị tù. C. bị can. D. bị oan.
Đáp án: C. Hs nhớ khái niệm bị can gắn với từ khóa Khởi tố bị can.
Câu 6: Người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử là A. bị can. B. bị cáo.
C. bị kiện. D. bị tử hình.
Đáp án: B. Hs nhớ lại khái niệm bị cáo.
Câu 7: Ai trong trường hợp dưới đây có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp?
A. Tất cả mọi người. B. Người vi phạm pháp luật. C. Người có thẩm quyền. D. Người làm chứng.
Đáp án: C. HS nhớ lại trường hợp bắt người khẩn cấp thì chỉ có người có thẩm quyền mới có quyền ra lệnh bắt.
Câu 8: Công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe; không ai được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác là nội dung của quyền nào sau đây:
A. Quyến BKXP về thân thể của công dân. B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. D. Quyền BKXP về tính mạng, sức khỏe công dân.
Đáp án: C. Hs nhớ lại nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
Câu 9. Không ai được xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác là nội dung quyền nào dưới đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. B. Quyền được bảo đảm an toàn thanh danh.
C. Quyền nhân thân.
D. Quyền bảo hộ về uy tín.
Đáp án: A. Hs nhớ lại khái niệm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
Câu 10. Tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư tín, điện thoại, điện tín của người khác là hành vi xâm phạm quyền nào sau đây cuả công dân?
A. Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. B. Quyền tự do sử dụng thư tín, điện tín.
C. Quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. D. Quyền tự do trao đổi thông tin.
Đáp án: C. Hs ghi nhớ khái niệm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Câu 11: Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người A. tôn trọng. B. giữ gìn.
C. tôn thờ. D. bảo quản.
Đáp án: A. Hs nhớ lại khái niệm quyền BKXP về chỗ ở của công dân.
Câu 12: Công dân có quyền phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là nội dung của quyền nào sau đây?
A. Quyền bình đẳng về chính trị. B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền tự do báo chí.
D. Quyền được phát biểu ý kiến.
Đáp án: B. Hs nhớ lại khái niệm quyền tự do ngôn luận.
Thông hiểu
Câu 13: Theo quy định cùa pháp luật, công dân không vi phạm quyền bất khả
xâm phạm về thân thể khi bắt người
A. đã tham gia giải cứu nạn nhân. B. đang tìm hiểu hoạt động tín ngưỡng. C. đang thực hiện hành vi phạm tội.D. đã chứng thực di chúc thừa kề.
Đáp án: C. Bắt người đang thực hiện hành vi tội phạm là bắt người đúng theo quy định pháp luật. Các trường hợp khác là bắt người sai quy định.
Câu 14: Công dân không vi phạm quyền bất khà xâm phạm về thân thể khi bắt
người đang thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Cướp giật tài sản. C. Điều tra vụ án.
B. Thu thập vật chứng. D. Theo dõi nghi phạm.
Đáp án: A. Bắt người khi người đó đang cướp giật tài sản là bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang.
Câu 15: Công dân vi phạm quyền được bào đảm an toàn và bí mật thư tín, điện
thoại, điện tín khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Đề xuất ứng dụng dịch vụ truyền thông. B. Tự ý tiêu hủy thư tín của người khác. C. Công khai hộp thư điện tử của bản thân. D. Chia sẻ thông tin kinh tế toàn cầu.
Đáp án: B. hành vi tự ý tiêu hủy thư tín của người khác là hành vi xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mất thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.
Câu 16: Theo quy định cùa pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được thu giữ thư
tín, điện tín khi
C. cần chứng cử để điều tra vụ án. D. kiểm tra hóa đơn dịch vụ.
Đáp án: C. Chỉ có cơ quan có thẩm quyền mới được phép thu giữ thư tín, điện tín của người khác khi thi hành công vụ: để điều tra vụ án. Các trường hợp còn lại đều không đuược phép.
Câu 17: Trong trường hợp nào sau đây được coi là bắt người khẩn cấp? A. Bắt bị can trốn chạy. B. Bắt người đã gây án mạng. C. Bắt người làm chứng. D. Bắt bị cáo.
Đáp án: Đáp án B. Người vừa thực hiện hành vi phạm tội cần phải bắt ngay để họ không bỏ trốn là bắt người khẩn cấp. Các trường hợp A và B là bắt bị can, bị cáo. Đáp án C là bắt sai quy định.
Câu 18: Trong trường hợp nào sau đây thì ai cũng có quyền bắt người? A. Bị nghi ngờ trộm cắp tài sản
B. Đang lên kế hoạch đua xe trái phép. C. Đang chuẩn bị gây án.
D. Đang thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.
Đáp án: D. bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang nên ai cũng có quyền bắt.Vì A: bắt người sai quy định; B và C: người có thẩm quyền mới được ra lệnh bắt.
Câu 19: Ai là bị cáo trong trường hợp sau? A. K giết người rồi phi tang bỏ trốn.
B. K lấy cắp vàng của hiệu vàng. C. K chuẩn bị kế hoạch gây hỏa hoạn. D. K bị kết án tù 15 năm.
Đáp án: D. Người đã có quyết định đưa ra xét xử là bị cáo. Ở trường hợp này K đã bị kết án tù 15 năm.
Câu 20. Hành vi nào dưới đây là đúng với quyền BKXP về chỗ ở của công dân? A. Vào nhà ăn trộm đồ đạc.
B. Khám nhà dân khi có lệnh cơ quan có thẩm quyền. C. Xây nhà lấn sang nhà hàng xóm.
D. Vào nhà hàng xóm tìm đồ đã mất.
Đáp án: B. 3 đáp án còn lại đều vi phạm vì không được phép.
Câu 21. Việc làm nào sau đây thể hiện quyền tự do ngôn luận? A. Phao tin đồn nhảm trong khu vực dân cư.
B. Tuyên truyền mê tín dị đoan.
C. Cho đăng bài viết nhằm vu khống người khác.
D. Phổ biến kinh nghiệm của mình trong sản xuất để trao đổi, học tập.
Đáp án: D. Các đáp án còn lại đều là hành vi trái với quyền tự do ngôn luận, gây bất đồng, tranh cãi, ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân.
Câu 22. Hành vi nào sau đây không xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của người khác?
A. Đánh cảnh sát giao thông để chạy trốn. B. Dùng hung khí đe dọa con tin.
C. Đánh người đang bắt cóc trẻ con. D. Đe dọa giết người thi hành công vụ.
Đáp án: C. Vì đây là hành vi đánh tội phạm để cứu người khác. Các đáp án còn lại đều là hành vi hành hung, côn đồ vì lợi ích cá nhân ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe người khác.
Câu 23. Hành vi nào sau đây không xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm người khác?
A. Tung tin xấu để hạ đối thủ. B. Lăng mạ, sỉ nhục người khác.
C. Dựng chuyện sai sự thật về người khác. D. Phê bình người khác trong cuộc họp.
Đáp án: D. Vì đây là hành vi chỉ ra lỗi lầm, sai phạm của người khác để giúp họ sửa chữa sai lầm của mình, là hoạt động công khai, có ích cho người bị phê bình. Các đáp án còn lại đều gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm người khác.
Câu 24. Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm ?
A. Tự nhận lỗi trước người khác.
B. Bịa đặt, tung tin xấu về người khác trên Facebook. C. Chê bai bạn trước mặt người khác.
D. Trêu chọc làm bạn bực mình.
Đáp án: B. Đây là hành vi gây ảnh hưởng uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác.
Đáp án còn lại không gây ảnh hưởng đến người khác.
Vận dụng thấp
Câu 25: Bà B nợ tiền của ông A 100 triệu đồng nhưng bà B không chịu trả. Ông A đã cho người đến bắt con của bà B, để buộc bà phải trả khoản nợ đó. Hành vi của ông A đã xâm phạm tới
A. quyền bất khả xâm phạm về danh dự. B. quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe C. quyền bất khả xâm phạm về tính mạng. D. quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
Đáp án D. Nhận ra từ khóa “bắt” con bà B là hành vi xâm phạm quyền BKXP về thân thể của công dân.
Câu 26: Ông H mất xe máy và khẩn cấp trình báo H với công an xã. Trong việc này, ông H khẳng định anh X là người lấy cắp. Dựa vào lời khai báo của ông H, công an xã đã ngay lập tức bắt anh X. Việc làm của công an xã đã vi phạm
A. quyền BKXP về thân thể của công dân. B. tính mạng, sức khỏe của công dân. C. danh dự, nhân phẩm của công dân. D. quyền tự do của công dân.
Đáp án A. Nhận ra từ khóa “bắt” anh X của công an xã khi chưa có căn cứ xác đáng, chỉ qua lời khai của ông H, là hành vi xâm phạm quyền BKXP về thân thể của công dân.
Câu 27: Anh K đua đòi theo bạn bè ăn chơi tụ tập, bỏ bê học hành. Một lần K tỉnh dậy thì thấy mình bị trói chân tay và nhốt trong ngôi nhà hoang vắng. Anh kêu cứu thì thấy nhóm thanh niên bước ra và nói: anh gọi người nhà ra trả khoản nợ 200 triệu của anh, bọn tôi sẽ thả anh ra. Trong trường hợp này, nhóm thanh niên đang vi phạm nội dung quyền nào sau đây?
A. Quyền BKXP về thân thể. B. Quyền bảo hộ về tính mạng. C. Quyền bảo hộ về sức khỏe. D. Quyền bảo hộ về danh dự.
Đáp án A. Nhận ra từ khóa “trói chân tay và nhốt vào nhà hoang” mà chưa có lệnh của cơ quan có thẩm quyền là hành vi xâm phạm quyền BKXP về thân thể của công dân.
Câu 28: L là một cô gái nhà quê lên thành phố xin việc làm. L nhận làm giúp việc cho nhà chị H, sau 3 tháng chị H bắt L vào phục vụ quán karaoke của chị. L không đồng ý thì bị chị H bắt nhốt vào nhà hoang, ép L phải làm việc ở quán karaoke. Trong trường hợp này, chị H đã xâm phạm đến
A. tính mạng của L. B. thân thể của L.
C. sức khỏe của L. D. nhân phẩm của L.
Đáp án B. Vì hành vi chị H bắt nhốt chị L vào nhà hoang là vi phạm quyền BKXP về thân thể của công dân.
Câu 29: Phát hiện mình bị lừa tiền vì một trang Wed trên mạng xã hội. G đã kéo thêm 2 người bạn cùng đến tìm chủ của trang Wed là K, yêu cầu trả lại tiền cho mình. K nói không biết gì về vụ việc xảy ra. Nghe vậy, G và hai người bạn đã trói K lại và giải về cơ quan công an gần đó giải quyết. Công an xã đã ngay lập tức
nhốt K lại đến chiều tối đợi trưởng công an đi họp về giải quyết. Trong trường hợp
trên, công an xã có vi phạm quyền BKXP về thân thể của công dân K không? Vì sao?
A. có, vì chưa đủ căn cứ chứng minh K vi phạm pháp luật. B. có, vì K không vi phạm pháp luật.
D. có, vì phải giam K lại cho K không bỏ trốn.
Đáp án: A. Công an xã nhốt K lại mà không có căn cứ chứng minh K đã vi phạm pháp luật. Việc bắt nhốt quá thời hạn cho phép theo quy định pháp luật. Hành vi này xâm phạm đến quyền BKXP về thân thể của công dân.
Câu 30. Vì mâu thuẫn cá nhân, 3 học sinh của trường X đã cùng đánh hội đồng bạn M sau giờ tan học. Hành vi của 3 bạn này đã xâm phạm
A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. quyền được đảm bảo an toàn cá nhân.
C. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. D. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Đáp án: C. Hành vi đánh người là từ khóa nhận ra hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
Câu 31. N dùng sim điện thoại khác với sim vẫn thường dùng để nhắn tin cho một số bạn trong lớp nói xấu về G. Hành vi này của N là xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân ?
A. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống tinh thần. B. Quyền bí mật đời tư.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. Quyền được đảm bảo an toàn về thư tín, điện tín.