4. Nội dung kiến thức cơ bản bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
2.2.1.2. Phương pháp làm bài thi
- Đọc kỹ câu hỏi để xác định "từ khóa": Mỗi câu hỏi đều có từ khóa thể hiện nội dung yêu cầu phải trả lời, chính là mấu chốt để thí sinh giải quyết vấn đề. Thường thì từ khóa này sẽ in đậm, nếu không in đậm, học sinh phải tìm và gạch chân, từ đó học sinh định hướng được câu hỏi liên quan đến vấn đề gì và đáp án sẽ gắn liền với từ khóa ấy.
Ví dụ: Khi gặp câu hỏi: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án,
quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang là nội dung của quyền
A. Quyền BKXP về thân thể. B. Quyền BKXP về chỗ ở.
C. Quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe D. Quyền tự do ngôn luận.
Từ khóa trong câu hỏi này là “bị bắt” vậy Hs cần nhớ lại kiến thức xem quyền nào liên quan đến hành vi bắt người. Ở đây có 4 đáp án: A. Quyền BKXP về thân thể (liên quan đến hành vi bắt người ); B. quyền BKXP về chỗ ở ( liên quan hành vi tự ý vào nhà người khác ); C. quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe ( liên quan hành vi đánh người, giết người, đe dọa giết người ); D. quyền tự do ngôn luận ( liên quan đến hành vi phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm về các vấn đề đất nước ).
Như vậy, HS sẽ dễ dàng nhận ra đáp án A là đáp án cho câu hỏi này.
- Tuân thủ quy tắc "dễ trước khó sau": Sau khi nhận đề, học sinh cần đọc qua một lượt tất cả các câu hỏi, xem những câu nào thuộc mức độ nhận biết thì nên khoanh ngay vào đáp án trong phiếu trả lời.
Sau khi làm hết những câu hỏi "trúng tủ", học sinh tiếp tục chọn làm những câu hỏi ở mức thông hiểu (vì đối với bài thi trắc nghiệm, các câu hỏi đều có thang điểm như nhau, không giống như bài thi tự luận). Do vậy, câu hỏi khó hay dễ cũng đều có chung phổ điểm, nên chọn làm câu dễ trước để đảm bảo đạt tối đa số điểm.
Chú ý phân bổ thời gian hợp lý để không bỏ sót câu hỏi nào, trường hợp nếu học sinh không biết chính xác đáp án thì hãy dùng phương án phán đoán, dự báo, loại trừ..., đó cũng là một cơ hội dành cho thí sinh.
Sau khi đã chắc chắn chọn đáp án đúng cho những câu hỏi thuộc mức độ nhận biết và thông hiểu, học sinh bắt đầu đọc và nghiên cứu tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở mức độ cao hơn
2.2.2. Đối với dạng câu hỏi vận dụng và vận dụng cao 2.2.2.1. Phương pháp ôn bài
- Nắm chắc kiến thức cơ bản đã học
- Tìm hiểu các Luật và Bộ Luật hiện hành có liên quan đến nội dung đã học - Chủ động tìm hiểu, cập nhật thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng để vận dụng giải quyết các câu hỏi tình huống mang tính thực tiễn.
2.2.2.2. Phương pháp làm bài thi
+ Bước 1: đọc kỹ phần dẫn để xác định: các hành vi vi phạm các quyền tự do cơ bản của công dân (không vi phạm pháp luật); và trách nhiệm pháp lý.
+ Bước 2: đọc kỹ câu hỏi (thường ở cuối phần dẫn) để xác định vấn đề câu hỏi đề cập đến, tránh để phần dẫn của câu làm cho bị nhiễu.
+ Bước 3: loại trừ những hành vi thuộc các quyền mà câu hỏi không đề cập đến và cuối cùng là chọn đáp án đúng.
(Chú ý: nên gạch chân những dữ liệu quan trọng)