mô vốn vay và mức thu nhập bình quân hàng tháng của khách hàng
Vay tiêu dùng thực chất là sử dụng trước các khoản thu nhập sẽ được hình thành trong tương lai của người lao động, hình thức cho vay được bảo đảm bằng chính thu nhập của họ. Chính vì vậy mà giữa thu nhập, nhu cầu tiêu dùng và khả năng tài trợ bằng nguồn vốn vay Ngân hàng có quan hệ khá mật thiết với nhau. Theo quy định của Ngân hàng thì thu nhập tối thiểu của người lao động bình quân trong một tháng ở mức 800.000 đồng mới được xét duyệt cho vay tiêu dùng với giá trị món vay tối đa là 10.000.000 đồng.
Mức thu nhập Doanh số cho vay theo quy mô vốn vay Tổng Mức 5 > 5 đến 15 >15 đến 30 DSCV Tỷ trọng(%) Mức 1:0,8 đến 1,0 1.100 697 0 2.067 22,32 Mức 2:1,0 đến 1,8 867 3.272 442 4.581 49,46 Mức 3:Trên 1,8 383 1.651 579 2.613 28,22 Tổng 2.350 5.890 1.021 9.261 100
Tổng doanh số cho vay ở mức thu nhập 1 là 2.067 triệu đồng chiếm 22,32% trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh, trong đó doanh số cho vay ở mức 5 và trên 5 đến 15 triệu đồng lần lượt là 1.100 và 697 triệu đồng. Vì đây là những món vay nhỏ nên khách hàng luôn có xu hướng muốn vay tối đa mức mình được vay.
Với mức 2 chiếm đến 49,46 trong tổng doanh số cho vay. Đây là mức thu nhập mà số lượng khách hàng là nhiều nhất nên doanh số cho vay cũng đạt ở mức cao nhất là 4.581 triệu đồng. Trong đó chủ yếu là cho vay với mức vốn vay trên 5 đến 15 triệu đồng. Điều này cho thấy, khi thu nhập nằm trong một giới hạn nào đó thì nhu cầu vay vốn có xu hướng tỷ lệ với thu nhập người đi vay. Với một mức thu nhập cao thì nhu cầu vay vốn của họ cũng cao tương ứng với doanh số cho vay ở những mức vay thấp giảm sút hẳn đối với đối tượng có mức thu nhập cao.
Đối với mức thu nhập 3, doanh số cho vay đạt 2.613 triệu đồng, chiếm 28,22% trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng. Trong đó mức vay trên 5 đến 15 triệu đồng vẫn có doanh số lớn đạt 1.651 triệu đồng, ở mức 5 triệu đồng đạt 2.350 triệu đồng và mức trên 15 đến 30 triệu đồng đạt 1.021 triệu đồng. Khi con người có mức thu nhập cao thì nhu cầu mua sắm, tiêu dùng cũng được nâng lên, đồng thời họ cũng đòi hỏi sự thoả mãn cao hơn.
Việc phân tích số liệu ở bảng 09 cho ta thấy đã hình thành nên tập khách hàng khác nhau, đại diện cho từng nhóm thu nhập. Tổng doanh số cho vay ứng với quy mô vốn vay trên 15 đến 30 triệu đồng chủ yếu là những người có mức thu nhập trên 1,8 triệu đồng. Chủ yếu tập trung ở những người có mức thu nhập trung bình, tập trung phần lớn là công nhân, CBCNV trong các cơ quan, đơn vị hành chính.
Với sự phát triển của nền kinh tế thì thu nhập của từng thành viên ngày càng tăng. Đây chính là cơ hội để Ngân hàng tăng quy mô vốn vay cho các đối tượng đảm bảo bằng tín chấp cũng như đối tượng đảm bảo bằng tài sản thế chấp vì thu nhập của họ tăng lên thì nhu cầu tiêu dùng cũng tăng theo. Khi đó quy mô vốn vay phải được điều chỉnh tăng lên cho thích hợp. Tuy nhiên, những khái quát trên không phải luôn luôn đúng cho tất cả các đối tượng vay vốn. Có nhiều khách hàng có mức thu nhập cao, khả năng tích luỹ của họ tương đối lớn và nguồn vốn vay Ngân hàng chỉ là nguồn phụ nhằm bổ sung thêm một phần tài chính để tài trợ cho việc mua sắm, tiêu dùng mua sắm. Mức vốn vay thấp, không có nghĩa họ là
những người có mức thu nhập trung bình. Nhưng để có những giải pháp phù hợp riêng cho từng đối tượng khách hàng của mình thì việc phân loại các đối tượng khách hàng thành các nhóm theo một tiêu chí nào đó là rất cần thiết, cho dù việc phân chia ở đây cũng chỉ là tương đối.
Ý nghĩa của việc phân tích trên
Việc phân tích tình hình cho vay tiêu dùng qua việc phân chia thành các tiêu thức khác nhau, giúp cho Chi nhánh nắm được tình hình CVTD được cụ thể hơn. Từ đó, Ngân hàng sẽ tranh thủ cho vay tại các mảng mà nó đem lại cho Ngân hàng nhiều lợi nhuận, hạn chế cho vay ở khoản vay không mang lại nhiều lợi nhuận, nhằm góp phần hạn chế rủi ro cho Ngân hàng .