0
Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỀ TÀI LÊN MEN CÀ PHÊ (Trang 34 -34 )

Sử dụng phương pháp phân tích ANOVA để phân tích những kết quả đạt được.

2.6. Phương pháp xác định chỉ số este (TCVN 8452:2010)

Chỉ số este biểu diễn bằng lượng miligam KOH dùng để trung hòa lượng acid được giải phóng do thủy phân các este có trong 1 gam dịch môi trường. Trong dịch môi trường sau khi lên men kết hợp giữa vi khuẩn lactic và nấm men sẽ xuất hiện nhiều hợp chất, trong số đó đáng kể nhất là hợp chất ethyl lactate – CH3CH(OH)COOC2H5 - một hợp chất este thơm. Xác định được chỉ số este, chúng ta có thể phần nào đánh giá được khả năng làm tăng mùi vị của quá trình lên men này.

Tiến hành:

Để xác định chỉ số este, ta tiến hành nuôi cấy kết hợp với chủng nấm men

Saccharomyces sp.

Canh trường sau khi lên men 28h đem ly tâm 10000 vòng/5 phút thu lấy dịch lên men. Cân chính xác 10g dịch lên men. Chuẩn độ lượng acid có trong dịch lên men bằng KOH 0,1N với chỉ thị phenolphtalein đến khi xuất hiện màu hồng ổn định.Sau đó, lấy mẫu này xà phòng hóa với KOH 0,5N và chuẩn độ kiềm dư bằng dung dịch H2SO4 0,5N đến khi mất màu hồng.Đồng thời tiến hành làm một mẫu kiểm chứng song song không có dịch lên men.

Công thức tính chỉ số este: CSE = CSS – CSA

Với: CSA là chỉ số acid biểu diễn bằng lượng miligam KOH cần thiết dùng để trung hòa acid tự do trong 1 gam dịch môi trường được xác định bởi công thức:

CSA = 5,61 × (mg/g)

CSS là chỉ số xà phòng hóa có công thức là: CSSV= 28,05 × , (mg/g)

Trong đó:

5,61: lượng milogam KOH chứa trong 1ml KOH 0,1N 28,05: số miligam KOH chứa trong 1ml KOH 0,5N

a: thể tích ml KOH 0,1N dùng để chuẩn độ dịch môi trường

b: thể tích H2SO4 (ml) dùng chuẩn độ mẫu kiểm chứng c: thể tích H2SO4 (ml) dùng chuẩn độ lượng kiềm dư g: lượng dịch lên men dùng thí nghiệm (g)

2.7. Sơ đồ quy trình thực nghiệm

HÌNH 2.2. Sơ đồ quy trình thực nghiệm

Cà phê hạt Nghiền dập Chuẩn hóa Lên men Sấy khô Chà sát Sấy/phơi

Cà phê nhân lên men Nấm men tan

Môi trường

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khảo sát động thái sinh trưởng của chủng YH3, YT2, S.cerevisea.

- Khả năng sinh trưởng của 03 chủng nấm men YH3, YT2 (được phân lập từ café tươi) và chủng S.cerevisea được xác định bằng cách tiến hành nuôi cấy 03 chủng này trong các ống nghiệm trên môi trường Hansen ở nhiệt độ 300C trong các khoảng thời gian 12h, 24h, 36h, 48h, 60h, 72h.

- Sau các khoảng thời gian nuôi cấy tương ứng nêu trên , chúng tôi tiến hành đo độ đục (mật độ quang) của dịch canh trường (OD) của các mẫu thực nghiệm thu được ở bước sóng = 610nm. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.1 và hình 3.1

Bảng 3.1: Động thái sinh trưởng của chủng YH3, YT2 và S.cerevisea.

Thời gian 12h 24h 36h 48h 60h 72h

YH3 0,478 0,903 1,019 1,022 1,020 1,018

YT2 0,515 1,124 1,352 1,367 1,365 1,358

Hình 3.1: Động thái sinh trưởng và phát triển của 03 chủng nấm men YH3, YT2 và

S.cerevisiae phụ thuộc vào thời gian (h).

- Kết quả cho thấy: thời gian nuôi cấy có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tạo sinh khối của 03 chủng nấm men:

+ Trong khoảng thời gian từ 12h – 36h, mật độ tế bào của 3 chủng này tăng lên một cách rõ rệt, vì đây là giai đoạn mà các chủng nấm men tăng sinh khối. Do đó giá trị OD610nm đo được tăng lên một cách rõ rệt, để nhanh chóng đạt được pha logarid cực đại ở 36h.

+ Trong khoảng thời gian từ 36h – 48h, giá trị sinh khối đo được của 03 chủng nấm men YH3, YT2 và S.cerevisiae tuy tăng nhưng không đáng kể. Điều này cho thấy 03 chủng nấm men bắt đầu chuyển sang giai đoạn phát triển cân bằng.

+Trong khoảng thời gian từ 60h – 72h, giá trị sinh khối đo được của 03 chủng nấm men bắt đầu giảm so với thời điểm 36h và 48h. Điều này chứng tỏ các chủng nấm men đang dần chuyển sang giai đoạn “suy vong” do các yếu tố môi trường như: các chất dinh dưỡng trong môi trường đã dần cạn kiệt, pH môi trường giảm do hình thành các acid, …

- Như đã biết: giá trị OD đo được tại bước sóng 610nm khi xác định sinh khối của các chủng nấm men bao gồm tổng số tế bào có trong canh trường (cả tế bào sống và tế bào chết). Tuy nhiên, giá trị sinh học của vi sinh vật chỉ được thể hiện qua số tế bào sống. Vì vậy việc xác định lượng tế bào sống trong tổng số tế bào là rất quan trọng, nhằm đánh giá khả năng lên men thực của 03 chủng nấm men YH3, YT2 và S.cerevisiae khi sử dụng sinh khối có giá trị OD cực đại tại thời điểm 36h (OD610nm ở 36h của hai chủng lần lượt là 1,019; 1,352; 1,278).

Quá trình xác định số lượng tế bào sống được thực hiện theo phương pháp xác định số lượng tế bào sống trong 1 ml canh trường.

Kết quả như bảng 3.2 sau:

Bảng 3.2: Số lượng tế bào sống trong 1 ml canh trường (CFU/ml) tương ứng

với độ pha loãng thập phân.

Chủng nấm men YH3 YT2 S.cerevisiae

Độ pha loãng (fi) 10-4 10-5 10-5 10-6 10-5 10-6

Số lượng khuẩn lạc trên đĩa 95; 69 29; 47 92; 78 26; 53 56; 44 29; 19 Số vi khuẩn/1 ml canh trường

(CFU/ml) 0,11x107 1,132x107 0,614 x 107

Vậy sau 36h nuôi cấy trên môi trường Hansen, sinh khối vi sinh vật đạt giá trị cực đại và tại thời điểm đó, 03 chủng nấm men YH3, YT2 và S.cerevisiae có số lượng tế bào sống lần lượt là 0,11x107; 1,132x107; 0,614x107.

Do đó nhóm chọn canh trường nấm men nuôi cấy trên môi trường Hansen sau 36h để bổ sung vào khối lên men cà phê hạt tươi và nghiên cứu khả năng tạo este.

3.2. Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men cà phê

3.2.1. Lựa chọn chủng nấm men bổ sung vào quá trình lên men cà phê hạt tươi.

- Tiến hành lên men cà phê với 3 chủng nấm men đã xác định tốc độ sinh trưởng ở trên.

- Trong đó:

+ Mẫu A1, A2, A3 là mẫu thực nghiệm bổ sung 4% lần lượt các chủng nấm men sau: YH3, YT2, S.cerevisiae

+ Mẫu A4 là mẫu đối chứng

- Khối lượng cà phê/khối lượng nước: 40:60 - Lượng cà phê tươi đem lên men là 100g - Mẫu lên men được ủ ở 370, trong 4 ngày.

- Kiểm tra chỉ số este sau khi kết thúc quá trình lên men.

Kết quả:

Kết quả phân tích chỉ số este của 04 mẫu cà phê sau lên men được thể hiện trong bảng sau

Bảng 3.3: Kết quả phân tích chỉ số este của 04 mẫu cà phê hạt tươi lên men có bổ

sung hỗn hợp 03 chủng nấm men Mẫu Chỉ số este (mg/g) A1 (YH3) 41,1 A2 (YT2) 43,7 A3 (S.cerevisiae) 42,9 A4 (Đối chứng) 38,5

Kết quả cho thấy:

+ 03 mẫu thực nghiệm có bổ sung nấm men lượng este tạo thành cao hơn mẫu không bổ sung nấm men (mẫu đối chứng). Qua đó ta thấy được vai trò của nấm men trong quá trình lên men cà phê.

+ Trong 03 mẫu thực nghiệm: mẫu A2 cho lượng este cao nhất (43,7 mg/g), mẫu A1 cho lượng este thấp nhất (41,1 mg/g).

- Chọn chủng YT2 để tiếp tục các khảo sát tiếp theo.

3.2.2. Ảnh hưởng của độ ẩm.

- Để xác định độ ẩm phù hợp cho quá trình lên men khối cà phê hạt tươi, nhằm thu được khối hạt cà phê sau lên men có hàm lượng este cao.

- Tiến hành bổ sung hỗn hợp khối lượng cà phê tươi/khối lượng nước theo các tỷ lệ là 50:50; 40:60; 30:70; 20:80.

- Tỷ lệ giống cấy vào là 4% (v/w)

- Lượng cà phê tươi được sử sụng để lên men ở mỗi mẫu là 100g. - Trong đó:

+ M1, M2, M3, M4: là 04 mẫu thực nghiệm có bổ sung nước theo tỉ lệ khối cà phê hạt tươi/khối lượng nước bổ sung là 50:50; 40:60; 30:70; 20:80, và được ủ ở 370 trong 4 ngày.

+MĐc: mẫu đối chứng không bổ sung nước trong quá trình lên men, ủ ở 370 trong 4 ngày.

- Kiểm tra chỉ số este sau khi kết thúc quá trình lên men.

Kết quả

- Kết quả phân tích chỉ số este của 04 mẫu thực nghiệm M1, M2, M3, M4 và mẫu đối chứng MĐc như sau:

Bảng 3.4: Kết quả phân tích chỉ số este của 04 mẫu cà phê hạt tươi lên men với

khối lượng cà phê/khối lượng nước thay đổi Mẫu Chỉ số este (mg/g) M1 (50:50) 39,2 M2 (40:60) 41,5 M3 (30:70) 44,7 M4 (20:80) 43,2 MĐc 32,1 Phân tích kết quả:

Kết quả cho thấy chỉ số este sinh ra ở các mẫu cà phê hạt tươi sau lên men hoàn toàn khác tùy thuộc vào lượng nước bổ sung vào. Trong đó , mẫu M3 cho kết quả este cao nhất (44,7 mg/g), thấp nhất là mẫu đối chứng không bổ sung nước MĐc .

3.2.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ giống nấm men bổ sung vào quá trình lên men cà phê hạt tươi.

- Xác định tỷ lệ nấm men thích hợp nhằm thu được kết quả tốt nhất chất lượng cà phê sau lên men.

- Tiến hành lên men cà phê hạt tươi với tỷ lệ nấm men YT2 (mật độ tế bào = 1,132 TB/ml canh trường) bổ sung lần lượt là 2%, 4%, 6%, 8%.

- Khối lượng cà phê/khối lượng nước: 30:70 - Lượng cà phê sử dụng để lên men là 100g - Tiến hành ủ ở 370, trong 4 ngày.

- Kiểm tra chỉ số este sau lên men.

Kết quả kiểm tra chỉ số este của mẫu cà phê lên men được thể hiện như sau:

Bảng 3.5: Kết quả phân tích chỉ số este của 04 mẫu cà phê hạt tươi lên men với tỷ lệ

giống thay đổi

Mẫu Chỉ số este (mg/g) B1 (2%) 42,8 B2 (4%) 43,1 B3 (6%) 44,9 B4 (8%) 44,2

Kết quả cho thấy:

+ Từ mẫu B1, B2, B3 lượng este tạo ra tăng dần tỷ lệ thuận với lượng giống bổ sung vào 2%, 4%, 6%.

+ Mẫu B3 (bổ sung 6% giống) cho lượng este cao nhất 44,9 mg/g.

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:

Từ những kết quả thực nghiệm trong thời gian làm đồ án, chúng em có một số kết luận như sau:

1. Lựa chọn được chủng YT2 có khả năng lên men khối cà phê hạt tươi đạt chỉ số este cao nhất (43,7 mg/g)

2. Tỷ lệ khối lượng cà phê/khối lượng nước để quá trình lên men xảy ra tốt, cà phê sau lên men đạt chỉ số este cao nhất (44,7 mg/g) là 30:70.

3. Xác định được tỷ lệ giống cấy thích hợp để đạt chỉ số este cao nhất (44,9 mg/g) là 6% giống.

Kiến nghị

Cần tiếp tục nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng khác như nhiệt độ lên men, thời gian lên men để hoàn thiện hơn quá trình lên men cà phê hạt tươi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

[1] Hoàng Thị Hồng Ánh, Luận Văn Nghiên cứu vai trò vi khuẩn lactic trong qúa trình lên men tạo hương cà phê hạt tươi, 2010. Chuyên Ngành Công Nghệ Thực Phẩm Và Đồ Uống, Trường Đại Học Đà Nẵng.

[2] Lê Đình Lương. Nấm men – đối tượng cổ điển và hiện đại của công nghệ sinh

học. Tạp chí hoạt động khoa học, 12- 1990.

[3] Lương Đức Phẩm. Nấm men công nghiệp. NXB KHKT, Hà Nội

[4] Nguyễn Đình Quyến. Sinh lý, sinh hóa vi sinh vật. NXBKH- KT, Hà Nội, 2009. [5] Nguyễn Đức Lượng. Công nghệ vi sinh tập 1, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM,

2000.

[6] Nguyễn Lân Dũng, Dương Văn Hợp. Nghiên cứu lựa chọn chủng nấm men và

đièu kiện sản xuất sinh khối. Tạp chí sinh học 1,3. 1986.

[7] Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty. Giáo trình vi sinh vật

học. NXB Giáo dục, 2007.

[8] Tạ Chí Đông Luân, Luận Văn Nghiên cứu sư hình thành este thơm trong quá trình lên men hạt cà phê tươi bằng vi khuẩn lactic, 2011. Chuyên Ngành Hóa Hữu Cơ Trường Đại Học Đà Nẵng.

Tài liệu Tiếng Anh

[9] Carol AR, Leon. 2010. Horizontal gene transfer amongst probiotic lactic acid bacteria and other intestinal microbiota: what are the possibilities? A review. Archives of Microbiology 193(3), 157 – 168.

[10] Charrier A, Berthaud J (1985). Botanical classification of coffee. In : Clifford MN and Willson KC (Eds) Coffee: Botany, biochemstry and production of

beans and beverage, pp. 13 – 47. Croom Helm, London.

[11] Clarke, R. J. Coffee: green coffee/roast and ground. In: Encyclopedia of Food

Science and Nutrition, 2nd edition, Caballero, B., Trugo, L. C., Finglas, P., eds. Oxford: Academic Press; 2003, Vol. 3.

[12] Clifford MN (1985a) Chemical and physical aspects of green coffee and coffee

products. In: Clifford MN and Willson KC (Eds) Coffee: Botany, biochemstry and production of beans and beverage, pp. 305 – 375. Croom Helm, London.

[13] Erin, Connor Cox, Ingledew. Elleviation of the effects of nitrogen limitiation in

high gravity worts through increased inoculation, 1999.

[14] E. Caplice, G. F. Fitzgerald, Int. J. Food Microbiol., 1999, 50, 131 – 149

[15] Hutkins RW (2006) Microbiology and Technology of Fermented Foods. Blackwell Publishing, lowa, USA, p.24.

[16] Krishnakumar V, Gordon IR (2001) Probiotics: Challenges And Opportunities. Dairy ind. Int. 66: 36 – 40.

[17] Prescott S.C; Dunn C.G. Industrial microbiology. 3rd.ed. Mc Graw – hill book Company new york: 189 – 192, 1979.

[18] Schenker, S. R. (2000). Investigations on the Hot Air Roasting of Coffee Beans. Swiss Federal Institute of Technology.

[19] Shah NP (2007) Functional Culture And Health Benefits. Int. dairy j. 17: 1262 – 1277.

[20] Sylvie Avallone, Bernard Guyot, Jean – Marc Brillouet, Eugenia Olguin, Joseph – Pierre Guirand. Microbiological ang Biochemical Study of Coffee Fermentation. 2001. Current Microbiology, Vol 42, Issue 4, pp 252 – 256. [21] Villee C. A., Vincent G. , Pethier. Biolgical principles and processes.

Philadelphia- London- Toronto, 1971.

[22] Zaithin M, Day P. Biotechnology in plant science relevance to agricultural in

the eighties. Newyork London. Academic press:392, 1986.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Phương pháp nhuộm Gram

Bước 1: Chuẩn bị vết bôi: Dùng que cấy vô trùng lấy một ít vi khuẩn từ thạch

(sau khi cấy 24 giờ) hòa vào 1 giọt nước cất ở giữa phiến kính, làm khô trong không khí.

Bước 3: Nhỏ dung dịch tím gentian lên tiêu bản 1 – 2 phút. Bước 4: Rửa nước nhanh, vẩy khô nước.

Bước 5: Nhỏ dung dịch lugol để 1 phút (tiêu bản có màu nâu đen). Bước 6: Rửa nước nhanh, vẩy khô nước.

Bước 7: Nhỏ cồn aceton từ đầu phiến kính, nghiêng phiến kính cho cồn chảy

qua vết vi sinh vật.

Bước 8: Rửa nước nhanh.

Bước 9: Nhỏ dung dịch fucshin loãng để 1 phút Bước 10: Rửa nước.

Bước 11: Thấm khô, hơ khô, xem kính.

Cần chú ý: Bước tẩy màu bằng cồn aceton rất quan trọng. Nếu tẩy không kỹ thì

dễ nhầm lẫn, nếu tẩy lâu quá thì vi khuẩn Gram dương mất màu tím cho nên khi nhuộm màu đỏ fuchsin thì cũng bắt màu đỏ.

Ghi nhận hiện tượng nhuộm màu của vi khuẩn và quan sát ở vật kính dầu 100x. Ghi nhận hình thái.

Phụ lục 2. Phương pháp đo độ đục

Ở phương pháp này mật độ vi sinh vật có thể được xác định một cách gián tiếp thông qua do độ đục (ở bước sóng 610nm). Nguyên tắc dựa trên sự cản ánh sáng bởi các phần tử không tan lơ lửng trong pha lỏng hình thành một hệ huyền phù và có độ đục do sự hiện diện của chúng làm phân tán chùm ánh sáng tới. Độ đục của huyền phù tỷ lệ với mật độ tế bào.Trong giới hạn nhất định của độ đục và mật độ tế bào có thể xác lập quan hệ tuyến tính giữa chúng, thông qua máy so màu ở bước sóng 550 – 610nm.

Phụ lục 3.

Phụ lục 4. Môi trường nuôi cấy nấm men ( môi trường Hansen)

STT Tên hóa chất Hàm lượng (g/l)

2 Pepton 10g/l

3 KH2 PO4 3g/l

4 MgSO4.7H2O 2,5g/l

5 Agar - agar 20g/l

6 Nước cất 1(l)

Thanh trùng ở 1210C trong thời gian 20 phút

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỀ TÀI LÊN MEN CÀ PHÊ (Trang 34 -34 )

×