Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long PGD hòa phú (Trang 32)

5 Kết cấu nội dung đề tài

2.3.2Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng

Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu được về khi đáo hạn và thời điểm báo cáo. Bên cạnh việc cho vay thì công tác bên thu hồi nợ được ngân hàng rất quan tâm, làm thế nào để thu hồi nợ đúng hạn đầy đủ và đúng hạn và đảm bảo vốn hiện có vừa tăng số vòng quay của đồng vốn mà vẫn đem lại hiệu quản cho ngân hàng.

Bảng 2.2 Doanh số thu nợ tiêu dùng

Đơn vị tính : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chêch Lệch

2011 2012 2013 Số tiền2012/2012% Số tiền2013/2012% Ngắn hạn 17.826 10.139 99.258 7.687 43,12 89.119 878,9 Trung-dài hạn 6.538 2.598 26.292 2.598 39,74 23.694 912,1 Tổng 24.364 12.737 125.550 11.627 48,1 112.813 885,7

Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của ngân hàng thì họ cũng phải trả lãi cho ngân hàng. Phần lãi này phải bù đắp được lãi vay đầu vào, chi phí hoạt động và đảm bảo có lợi nhuận. Chính vì vậy, công tác thu hồi nợ đúng hạn có ý nghĩa hết sức quan trọng và được ngân hàng đặt lên hàng đầu.

Nhìn vào số liệu thu nợ tiêu dùng trong ba năm ta thấy năm 2011 thu được 24.364 triệu đồng. Năm 2012 thu được 12.737 triệu đồng giảm 11.627 triệu đồng(tương ứng 48,1%). Năm 2013 thu được 125.550 triệu đồng tăng 112.813 triệu đồng (tương ứng là 885,7%).

Doanh số thu nợ tiêu dùng ngắn hạn trong 3 năm là: Năm 2011 thu được 17.826 triệu đồng. Năm 2012 thu được 10.139 triệu đồng giảm xuống 7.687 triệu đồng (tương ứng là 43,12%). Năm 2013 thu được 99.258 triệu đồng tăng lên 89.119 triệu đồng (tương ứng là 878,9%).

Doanh số thu nợ tiêu dùng trung và dài hạn trong 3 năm là: Năm 2011 thu được 6.538 triệu đồng. Năm 2012 thu được 2.598 triệu đồng giảm xuống 2.598 triệu đồng (tương ứng là 39,74%). Năm 2013 thu được 125.500 triệu đồng tăng lên 112.813 triệu đồng ( tương ứng là 885,7%).

Tình hình thu nợ của ngân hàng có hiệu biến động trong 3 năm. Nhưng kết quả năm 2013 cho thấy tình hình thu nợ của ngân hàng tốt. Nhìn chung tình hình thu nợ có sự chuyển biến tương đối, do ngay trong khâu thẩm định lựa chọn khách hàng được cán bộ tín dụng thực hiện tốt. Hơn nữa, trong thời gian qua chi nhánh đã phân loại khách hàng theo từng nhóm, có biện pháp quản lý như thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng thường xuyên đôn đốc và động viên khách hàng trả gốc và lãi đúng hạn. Điều này, bảo đảm cho vòng quay vốn của ngân hàng trong tương lai (năm 2014 về sau).

2.3.3 Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng

Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động của ngân hàng trong một thời điểm nhất định mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung dài hạn phụ thuộc vào mức độ huy động vốn của ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và

ngược lại. Bất cứ ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà phải nâng cao mức dư nợ.

Bảng 2.3 Doanh số dư nợ cho vay tiêu dùng

Đơn vị tính : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chêch Lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 8.708 12.228 76.239 3.520 40,42 64.011 523,48 Trung- dài hạn 1.271 1.831 48.217 560 46,386 46.386 2533,37 Tổng 9.979 14.059 124.456 4080 40,89 110.397 785,24

(Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh Vĩnh Long)

Từ bảng số liệu ta thấy qua các năm dư nợ của chi nhánh đều tăng thể hiện đường lối phát triển đúng đắn của ban lãnh đạo BIDV chi nhánh Vĩnh Long. Năm 2011 là 9.979 triệu đồng, năm 2012 có doanh số dư nợ là 14.059 triệu đồng so với năm 2011 tăng lên 4080 triệu đồng (tương ứng 40,89%). Năm 2013 124.456 triệu đồng tăng lên so với năm 2012 là 110.397 triệu đồng (tương ứng 785,24%).

Doanh số dư nợ ngắn hạn năm 2011 là 8.708 triệu đồng, năm 2012 dư nợ 12.228 triệu đồng so với năm 2012 tăng lên 3.520 triệu đồng (tương ứng 40,42%), năm 2013 dư nợ 76.239 so với năm 2012 tăng lên 64.011 triệu đồng (tương ứng 523,48%).

Doanh số dư nợ trung dài hạn năm 2011 là 1.271 triệu đồng, năm 2012 dư nợ 1.831 triệu đồng so với năm 2011 tăng lên 560 triệu đồng (tương ứng 46,386%), năm 2013 là 48.217 triệu đồng so với năm 2012 tăng lên 46.386 triệu đồng (tương ứng 2533,37%).

Tỷ trọng cho vay ngắn hạn và trung-dài hạn tương đối cân bằng, nhưng cho vay trung- dài hạn có phần nhỏ hơn ngắn hạn. Nhưng cho vay tiêu dùng năm 2013 tăng mạnh. Nguyên nhân đời sống của nhân dân địa bàn tĩnh Vĩnh Long được cải thiện, mức sống của người dân cao hơn nên nhu cầu mua sắm được quan tâm nhiều

hơn. Vì vậy ngân hàng cần có chính sách mạnh mẽ hơn nữa trong việt đẩy mạnh các sản phẩm cho vay tiêu dùng.

2.3.4 Tình hình nợ quá hạn cho vay tiêu dùng

Đối với khoản vay đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ được đúng hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách quan trả nợ được đúng hạn thì có thể làm đơn xin gia hạn hoạt điều chỉnh kỳ hạn nếu ngân hàng đồng ý. Sau khi kết thúc thời gian gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ mà khách hàng vẫn không trả được nợ cho ngân hàng thì nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn.

Nợ quá hạn là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện nợ xấu của ngân hàng qua 3 năm 2011 – 2013

Bảng 2.4 Doanh số nợ quá hạn cho vay tiêu dùng

Đơn vị tính : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chêch Lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 219 239 269 20 9,1 30 12,55 Trung-dài hạn 106 69 1.192 -37 -34,91 1123 1627 Tổng 325 308 1461 -17 -5,23 1153 374,35

(Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh Vĩnh Long)

Tình hình nợ quá hạn trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 là:

Năm 2011 là 325 triệu đồng, năm 2012 quá hạn 308 triệu đồng giảm xuống 17 triệu đồng (tương ứng 5,23%). Năm 2013 là 1461 triệu đồng tăng lên 1153 triệu đồng (tương ứng 374,35%).

Doanh số nợ quá hạn ngắn hạn năm 2011 là 219 triệu đồng, năm 2012 quá hạn 239 triệu đồng tăng nợ lên 20 triệu đồng (tương ứng 9,1%). Năm 2013 quá hạn 269 triệu đồng tăng lên 30 triệu đồng (tương ứng 12,55%).

Doanh số cho vay tiêu dùng trung-dài hạn năm 2011 là 106 triệu đồng. Năm 2012 là 69 triệu đồng giảm 37 triệu đồng (tương ứng là 34,91%). Năm 2013 1192 triệu đồng tăng lên 1123 triệu đồng (tương ứng là 1627%).

Năm 2013 tuy doanh số cho vay tiêu dùng tăng mạnh. Nhưng ngược lại nợ quá hạn cũng tăng lên đột biến. Tuy năm 2013 được xem là năm kinh tế khá phát triển nhưng bên cạnh thực tiển vẫn có hàng chục ngàn doanh nghiệp giải thể như thế thì tất nhiên số lao động bị mất việc rất nhiều. Nền kinh tế trì trệ ứ động khiến các món vay trở thành nợ khó đòi trở thành nợ quá hạn. Kèm theo với việt năm 2013 hoạt động tính dụng của ngân hàng phát triển mạnh ngân hàng đưa ra rất nhiều dịch vụ canh tranh hấp dẫn thu hút khách hàng. Đó là nguyên nhân dư nợ quá hạn tăng theo sự mở rộng tín dụng của ngân hàng.

2.4 Nhận xét tổng quan về hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Long PGD Hòa Phú

2.4.1 Thực trạng về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Long PGD Hòa Phú

Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long dù đã có nhiều chuyển biến, phát triển rõ rệt, nhưng vẫn chưa đáng kể so với nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại chi nhánh vẫn chưa đa dạng, chỉ tập trung chủ yếu vào cho vay mua phương tiện đi lại, mua nhà đất và sửa chữa nhà cửa.

Chi nhánh cho phép khách hàng vay có thể trả dần hàng tháng, trích một khoảng tiền từ thu nhập tiền lương nên việc làm cho vay này rất phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng, cho phép khách hàng dễ tiếp cận vốn vay hơn, ngân hàng cũng thu hồi được vốn.

Cho vay tiêu dùng đã giúp cho khách hàng của chi nhánh làm quen và sử dụng dịch vụ, tiện ích mà chi nhánh đang thực hiện. Cho vay tiêu dùng đem lại cơ hội tiếp thị quảng cáo cho ngân hàng, mặt khác giúp ngân hàng kinh doanh đạt lợi nhuận cao, đồng thời phục vụ khách hàng có hiệu quả.

2.4.2. Nhận xét về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và nhân sự tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Long PGD Hòa Phú

Cơ sở vật chất

Ngân hàng có 1 Tầng trệt. Là phòng kế toán – ngân quỹ, phòng tín dụng,phòng Giám đốc, phòng Phó Giám đốc.

Ngân hàng được trang bị các máy móc hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh mỗi nhân viên được trang bị các máy móc thiết bị đầy đủ gồm có 1 máy vi tính, 1 cái điện thoại bàn và các dụng cụ văn phòng như máy photocopy, máy in, máy điếm tiền ... Có camera quan sát và các chú bảo vệ đảm bảo an ninh tại trụ sở làm việc giữ gìn tài sản của khách hàng, tài sản của ngân hàng.

Đội ngũ nhân viên ngân hàng đa số là người có kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm cao, nội bộ đoàn kết, nhiệt tình với khách hàng, sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ do ban lãnh đạo ngân hàng giao cho. Được đào tạo trình độ chính trị, chất lượng công tác, trình độ chuyên môn không ngừng được nâng lên đã tạo được sức mạnh tổng hợp đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới hiện nay. • Phương tiện làm việc và nhân sự

- Phương tiện làm việc

Ngân hàng có trang bị đầy đủ các thiết bị văn phòng để phục vụ cho quá trình hoạt động như: 1 máy photo, 3 máy ken, 3 máy in, 2 máy đếm tiền, 8 máy tính để bàn, 3 máy điều hòa, 8 bàn làm việc và 1 tủ đựng dụng cụ văn phòng…

- Nhân sự

Trang phục: nhân viên mặc đồng phục màu xanh dương kín đáo, gọn gàng tạo ấn tượng tốt cho khách hàng.

Công tác bảo vệ: Ngân hàng được bảo vệ chặc chẽ, nhân viên bảo vệ được trang bị súng, chú tâm làm việc trong suốt giờ giao dịch.

Cán bộ và công nhân viên của ngân hàng đầy quy tín và có thương hiệu nên các cán bộ công nhân viên điều hết lòng vì công việc, giúp đỡ cho khách hàng, tạo mọi điều kiện cho khách hàng nhận được tiền để sản xuất- kinh doanh. Các nhân

viên trong phòng kinh doanh đều thân thiện, hòa đồng, dễ tiếp xúc, nhiệt huyết, đoàn kết và luôn giúp đỡ nhau trong công việc. Với đội ngũ công nhân viên có nhiều kinh nghiệm, ham học hỏi trong việc giúp cho ngân hàng phát triển nhanh hơn và tạo được uy tín, niềm tin cho khách hàng.

2.4.3. Nhận xét về giờ làm việc tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Long PGD Hòa Phú

Buổi sáng :7h30 – 11h. Buổi chiều : 1h -4h30.

Làm việt từ thứ Hai tới thứ Bảy và Chủ Nhật nghỉ.

Ngân hàng nằm ngay vị trí thuận lợi nên luôn đông khách.

2.4.4. Nhận xét về công tác kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Long PGD Hòa Phú

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Long PGD Hòa Phú định kỳ các quý năm luôn tổng hợp, báo cáo kịp thời các vấn đề mà kiểm soát nội bộ kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập, thanh tra nhà nước phát hiện, đánh giá có ảnh hưởng không tốt, có khả năng dẫn đến rủi ro trong hoạt động của đơn vị trong khu vực, đồng thời đưa ra các yêu cầu, kiến nghị đề xuất để ngăn ngừa dẫn đến rủi ro trong hoạt động, khắc phục các vấn đề phát hiện, nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của BIDV chi nhánh Vĩnh Long PGD Hòa Phú.

Luôn tập hợp số liệu, thông tin, phân tích, xác định, đánh giá, phân loại rủi ro tiềm tàng, thiết lập hồ sơ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của đơn vị thuộc khu vực.

Giám sát đơn vị trong khu vực việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị của kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước.

Hàng năm, lập báo cáo đánh giá trong phạm vi khu vực về kết quả thực hiện công tác kiểm toán nội bộ, mức độ đầy đủ, tính thích hợp, tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Cuối năm Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Long PGD Hòa Phú sẽ lưu giữ báo cáo, hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động kiểm toán nội bộ và các tài liệu, văn bản khác theo quy định.

2.4.5. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa lý thuyết và thực tiển về hoạt động cho vay tiêu dùng

Giống nhau :

Các hoạt động của Ngân hàng giữa lý thuyết và thực tế cơ bản là giống nhau như : Lập hồ sơ cho khách hàng, Thẩm định tín dụng, Ra quyết định cho vay, Ký quyết định các thủ tục pháp lý khác, Giải ngân, Thu nợ, Thanh lý và xử lý nợ quá hạn.

Khác nhau :

Lý thuyết gồm các bước cơ bản sau:

Khách hàng có nhu cầu vay vốn, đến ngân hàng lập hồ sơ Cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định.

Đề nghị lãnh đạo xem xét, trình duyệt cho vay hay không. Tiến hành giải ngân.

Thực tế gồm có những bước sau đây:

Khách hàng có nhu cầu vay vốn, đến ngân hàng lập hồ sơ, sau đó đem hồ sơ về nơi hiện cư trú (xã, huyện, tỉnh…) xác thực giấy tờ có liên quan, sau đó đến ngân hàng nộp lại hồ sơ chờ cán bộ tín dụng giải quyết.

Cán bộ tín dụng bắt đầu điều tra thông tin tổng hợp về khách hàng cần vay tín dụng.

Sau đó cán bộ tín dụng mới phân tích – thẩm định hồ sơ vay của khách hàng, và xem xét phương án vay của khách hàng vay.

Sau đó quyết định cho vay hay không.

Nếu không cho vay cán bộ tín dụng làm bảng thông báo về lý do không cho vay với khách hàng vay.

Còn nếu cho vay, cán bộ tín dụng kiểm tra hồ sơ và hoàn tất hồ sơ cho vay vốn và phần tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của khách hàng vay.

Sau đó cán bộ tín dụng đem tất cả giấy tờ có liên quan trình lãnh đạo phê duyệt.

Đồng ý thì tiến hành giải ngân và giao tiền cho khách hàng. Lưu hồ sơ.

KẾT LUẬN

Việt Nam đã gia nhập nền kinh tế toàn cầu, đời sống của người dân đang ngày càng được nâng cao, xu hướng tiêu dùng ngày càng tăng thêm nhất là ở những người trẻ tuổi. Do đó cho vay tiêu dùng ở Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng. Vì vậy mở rộng hoạt động này là một hướng đi đúng đắn và cần thiết. Tăng cường cho vay tiêu dùng cũng là một trong những biện pháp thực hiện chủ trương kích cầu tiêu dùng của Chính Phủ.

Hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn còn mới mẻ không chi đối với người tiêu dùng mà còn đối với chính các NHTM Việt Nam, cũng như các cán bộ, nhân viên ngân hàng. Nhưng mấy năm gần đây, truyển vọng phát triển cho vay tiêu dùng là tất yếu rõ ràng. Người dân biết đến cho vay tiêu dùng và số lượng người đi vay ngày càng tăng lên các NHTM đang tích cực triển khai các loại hình cho vay tiêu dùng.

Tại ngân hàng đầu tư và phát tiển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long PGD Hòa Phú, số lượng khách hàng đến vay tiêu dùng ngày càng tăng, tỉ lệ thu nhập cao, rủi ro thấp. Tuy nhiên, PGD Hòa Phú chưa có chủ trương phát triển hoạt động này thành một nghiệp vụ lớn. Trong thời gian tới, ngân hàng nên đầu tư hơn nữa vào

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long PGD hòa phú (Trang 32)