Quy trình xét duyệt cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long PGD hòa phú (Trang 25)

5 Kết cấu nội dung đề tài

2.2.1Quy trình xét duyệt cho vay tiêu dùng

Lưu hồ sơ Giải ngân Soạn hồ sơ giải ngân

Ngừng cấp tín dụng

Thông báo khách hàng khi không đủ điều kiện

Khách hàng đồng ý Khách hàng không đồng ý Thông báo nội dung phê duyệt cho khách hàng

Trình cấp phê duyệt Soạn hồ sơ cấp tín dụng

Thẩm định Tiếp nhận hồ sơ

Sơ đồ 2.1: Quy trình xét duyệt cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long PGD Hòa Phú

(Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh Vĩnh Long)

Để ngân hàng thực hiện hoạt động tín dụng có chất lượng cao và hiệu quả như mong muốn thì Ngân hàng cần thực hiện nghiêm túc quy trình sau:

Bước 1 : Tiếp nhận hồ sơ vay vốn và kiểm tra các thông tin khách hàng. Hồ sơ nhân thân khách hàng.

Hồ sơ chứng minh nguồn trả nợ.

Hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn.

Ngoài ra, còn có các hồ sơ khác tùy vào hình thức cho vay tín dụng từ sản phẩm của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long PGD Hòa Phú trong các thời kỳ và trường hợp cụ thể.

Bước 2: Thẩm định.

Thẩm định khách hàng vay vốn, năng lực pháp lý, năng lực tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh.

Thẩm định phương án kinh doanh, mục đích sử dụng vốn, tính khả thi và khả năng trả nợ của khách hàng.

Thẩm định các điều kiện vay có liên quan, tài sản đảm bảo.

Sau khi thẩm định cho vay, cán bộ tín dụng lập tờ thẩm định cho vay ghi rõ ý kiến về việc khách hàng phương án vay vốn có đáp ứng nhu cầu đầy đủ các điều kiện cho vay, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ cho vay vốn kèm theo tờ trình thẩm định cho vay lãnh đạo bộ tín dụng thực hiện kiểm soát nội dung thẩm định cho vay.

Bước 3: Soạn hồ sơ cấp tín dụng.

Kiểm tra lại hồ sơ của khách hàng.

Thẩm định hồ sơ cho vay vốn theo quy định về hồ sơ theo hướng dẫn của khoản vay bán lẻ.

Lập báo cáo thẩm định theo mẫu quy định của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long PGD Hòa Phú.

Xếp hạn tín dụng khách hàng.

Bước 4: Trình cấp phê duyệt. Khi nhận báo cáo thẩm định kèm theo hồ sơ vay vốn liên quan, Trưởng phòng tín dụng xem xét lại và yêu cầu cán bộ tín dụng giải thích bổ sung hoặc chỉnh sửa nếu có thiếu sót. Sau đó báo cáo được trình Hội đồng tín dụng xét duyệt. Khâu quyết định cho vay do Hội đồng tín dụng thực hiện và chịu trách nhiệm về quyết định cho vay hay không cho vay.

Bước 5: Thông báo khách hàng theo nội dung phê duyệt.

Các thông tin hồ sơ đã được phê duyệt theo quy định của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long PGD Hòa Phú sẽ được thông báo sớm nhất. Để khách hàng có ý kiến và biết được quyết định đã được chấp nhận hay bị từ chối.

Bước 6: Thông báo từ chối nếu khách hàng không đủ điều kiện.

Khách hàng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì sẽ được các cán bộ tín dụng trình bày rõ lý do.

Bước 7: Khách hàng không đồng ý, khách hàng đồng ý.

Khách hàng không đồng ý là các trường hợp họ đủ điều kiện được cấp tín dụng mà họ đổi ý không muốn được cấp tín dụng.

Khách hàng đồng ý là các trường hợp hồ sơ được phê duyệt, sau khi khách hàng chấp nhận vay vốn, chuyên viên khách hàng chuyển bản scan hồ sơ vay vốn đã phê duyệt sang cho CCA để thực hiện theo đúng quy trình kiểm soát.

Bước 8: Ngừng cấp tín dụng

Đối với các cá nhân không đủ điều kiện hay khách hàng từ chối nhận cấp tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long PGD Hòa Phú. Thì ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long PGD Hòa Phú tiến hành khóa hồ sơ.

Bước 9: Soạn hồ sơ giải ngân hàng. Khế ước nhận nợ, cam kết trả nợ. Hợp đồng tín dụng.

Tài sản đảm bảo

Thống kê tài sản đảm bảo cho chủ sở hữu.

Đối với tài sản là xe thì thông báo cho cảnh sát giao thông.

Bước 10: Giải ngân.

Bản chính hợp đồng tín dụng Bản chính giấy báo nợ.

Hồ sơ theo quy định của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long PGD Hòa Phú.

Bộ phận ngân quỹ kiểm soát hồ sơ. Sau đó bộ phận ngân quỹ thực hiện giải ngân.

Bước 11: Lưu hồ sơ

Lưu các hồ sơ cần thiết vào kho lữu trữ để thuận tiện cho các giao dịch sau này. Đây cũng là quy định bắt buộc của các ngân hàng nhà nước dối với ngân hàng thương mại.

2.2.2 Minh họa một trường hợp khách hàng vay tiêu dùng

Vào lúc 7h30 ngày 10/7/2014 Ông/ Bà: Võ Thị Bé đi đến ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long PGD Hòa Phú để vay tiêu dùng.

Ông/Bà : Võ Thị Bé sẽ gặp cán bộ QLTD và hai bên thỏa thuận việc ký hợp đồng tín dụng như sau:

Điều kiện cho vay:

- Hồ sơ pháp lý: CMND, Hộ khẩu, giấy Đăng ký kết hôn (nếu có)

- Chứng minh tài chính: Hợp đồng lao động, sao kê lương, giấy đăng ký kinh doanh.

- Làm việt phải trả lương qua ngân hàng hoặc trả lương qua nhà nước.

Sau khi ngân hàng xét duyệt thấy đầy đủ điều kiện cho vay thì hai bên thực hiện hợp đồng.

Nội dung hợp đồng

- Bên cho vay: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam chi nhánh Vĩnh Long PGD Hòa Phú (sau đây gọi là ngân hàng)

Địa chỉ: Lô 11, khu dịch vụ-KCN Hòa Phú, Long Hồ, Vĩnh Long Điện thoại: 070.3962727

Do Giám Đốc Phòng giao dịch làm Đại diện.

- Bên vay: Ông/bà: Võ Thị Bé (sau đây gọi là bên vay)

CMND/Hộ chiếu: 331436558 Ngày cấp: 14/10/2000 Nơi cấp: CA Vĩnh Long Địa chỉ hiện tại: Phú An, Phú Thịnh, Tam Bình, Vĩnh Long

Điện thoại: 0939094751

Hai bên thỏa thuận Hợp đồng như sau:

1.Số tiền vay: Ngân hàng cho Bên vay vay với số tiền là: 15,000,000 VNĐ

(bằng chữ: Mười lăm triệu đồng) 2.Mục đích vay: Tiêu dùng

3.Thời hạn vay: 24 tháng, kề từ ngày ký Hợp đồng này

4. Lãi suất vay: 12,5%/năm lãi suất quá hạn: Bằng 150% lãi suất trong hạn 5. Kế hoạch trả nợ gốc/lãi

- Kỳ trả nợ hàng tháng, chậm nhất vào ngày 22

6. Phương thức trả nợ

- Tự động trừ vào tài khoản 73010000592571 của bên vay tại ngân hàng BIDV - Bên vay chủ động trả nợ cho ngân hàng (nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản).

- Bên vay đồng ý ủy quyền cho ngân hàng được tự động trích tất cả các tài khoản của bên vay tại ngân hàng để thu hồi nợ vay theo thỏa thuận.

7. Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký và kết thúc khi bên vay trả nợ xong cả gốc và lãi và phí (nếu có) của toàn bộ những khoản vay đã phát sinh từ hợp đồng này, khi đó hợp đồng này bị thanh lý.

 Hai bên đại diện người ký hợp đồng.

 Bộ phận QLTD sẽ yêu cầu Ông/Bà: Võ Thị Bé qua bộ phận QLKH để được hướng dẫn làm thẻ tín dụng BIDV để ngân hàng giải ngân sau khi xét duyệt xong.

 Sau khi làm xong thẻ Ông/Bà: Võ Thị Bé được ngân hàng chỉ cách dùng thẻ. Và thẻ sẽ có 15,000,000 VNĐ trong tài khoản sau một ngày.

2.3 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long PGD Hòa Phú

Trong những năm qua ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long PGD Hòa Phú không ngừng tìm kiếm khách hàng mới, chuyển dịch đầu tư mở rộng đối tượng. Đồng thời phù hợp với nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao và có lãi suất cho vay hợp lý nên nhu cầu vay vốn của khách hàng rất cao. Đã

làm cho doanh số cho vay tiêu dùng của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số cho vay của ngân hàng.

2.3.1 Doanh số cho vay tiêu dùng

Trong những năm qua Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long PGD Hòa Phú không ngừng tìm kiếm khách hàng mới, chuyển dịch đầu tư mở rộng đối tượng. Đồng thời phù hợp với nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao và có lãi suất cho vay hợp lý nên nhu cầu vay vốn của khách hàng rất cao. Đã làm cho doanh số cho vay tiêu dùng của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số cho vay của ngân hàng.

Bảng 2.1 Doanh số cho vay tiêu dùng

Đơn vị tính : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 Số tiền2012/2011% Số tiền2013/2012% Ngắn hạn 18.519 13.659 163.26 9 -4.860 -26,24 149.610 1095,32 Trung-dài hạn 2.689 3.158 72.978 469 17,44 69.820 2210,9 Tổng 21.208 16.817 236.24 7 -4391 -20,70 219.430 1300,04

(Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh Vĩnh Long)

Qua bảng số liệu trên cho thấy doanh số cho vay tiêu dùng năm 2011 đạt 21.208 triệu đồng năm 2012 đạt 16.817 triệu đồng giảm 4.391 triệu đồng (tương ứng tăng 20,70%), năm 2013 đạt 236.247 triệu đồng tăng 219.430 triệu đồng (tương ứng là 1300%) cụ thể như sau :

Doanh số cho vay tiêu dùng ngắn hạn năm 201 đạt 18.519 triệu đồng năm 2012 đạt 13.659 triệu đồng giảm 4.860 triệu đồng (tương ứng giảm 26,24%).Tuy nhiên với sự nỗ lực hết mình và phục vụ khách hàng tốt thì năm 2013 doanh số cho vay tiêu dùng ngắn hạn là 163.269 triệu đồng.tăng 149.610 triệu đồng (tương ứng là 1095,32%) con số tăng khá lớn.

Bên cạnh đó doanh số cho vay tiêu dùng trung dài hạn thì tăng đều qua 3 năm. Năm 2011 đạt 2.689 triệu đồng và năm 2012 đạt 3.158 triệu đồng tăng lên 469 triệu đồng (tương ứng là 17,44%). Năm 2013 đạt 72.978 triệu đồng tăng lên 69.820 triệu đồng (tương ứng là 2210,9%).

Tuy doanh số cho vay tiêu dùng năm 2012 so với năm 2011 giảm nhưng đã có nhiều biến đổi tích cực trong năm 2013. Một con số tăng vượt khá lớn trong năm 2013 và hứa hẹn sẽ tăng hơn trong các năm sau. Nguyên nhân là năm 2011 tình hình kinh tế xã hội huyện của còn nhiều khó khăn, và loại hình cho vay tiêu dùng cũng chưa được mở rộng. Nhưng với nổ lực hết mình của ban lãnh đạo nên đã nhanh chóng tháo gỡ được cho khó khăn cho nhân dân, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho nhân dân. Đó là lý do cho vay tiêu dùng ngày càng được nâng cao. Nhưng vẫn còn e ngại ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế nên phần lớn khách hàng điều vay ngắn hạn với mục đích xoay vòng vốn nhanh để tạo lợi nhuận, điều này làm cho doanh số tiêu dùng tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn qua các năm.

2.3.2 Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng

Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu được về khi đáo hạn và thời điểm báo cáo. Bên cạnh việc cho vay thì công tác bên thu hồi nợ được ngân hàng rất quan tâm, làm thế nào để thu hồi nợ đúng hạn đầy đủ và đúng hạn và đảm bảo vốn hiện có vừa tăng số vòng quay của đồng vốn mà vẫn đem lại hiệu quản cho ngân hàng.

Bảng 2.2 Doanh số thu nợ tiêu dùng

Đơn vị tính : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chêch Lệch

2011 2012 2013 Số tiền2012/2012% Số tiền2013/2012% Ngắn hạn 17.826 10.139 99.258 7.687 43,12 89.119 878,9 Trung-dài hạn 6.538 2.598 26.292 2.598 39,74 23.694 912,1 Tổng 24.364 12.737 125.550 11.627 48,1 112.813 885,7

Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của ngân hàng thì họ cũng phải trả lãi cho ngân hàng. Phần lãi này phải bù đắp được lãi vay đầu vào, chi phí hoạt động và đảm bảo có lợi nhuận. Chính vì vậy, công tác thu hồi nợ đúng hạn có ý nghĩa hết sức quan trọng và được ngân hàng đặt lên hàng đầu.

Nhìn vào số liệu thu nợ tiêu dùng trong ba năm ta thấy năm 2011 thu được 24.364 triệu đồng. Năm 2012 thu được 12.737 triệu đồng giảm 11.627 triệu đồng(tương ứng 48,1%). Năm 2013 thu được 125.550 triệu đồng tăng 112.813 triệu đồng (tương ứng là 885,7%).

Doanh số thu nợ tiêu dùng ngắn hạn trong 3 năm là: Năm 2011 thu được 17.826 triệu đồng. Năm 2012 thu được 10.139 triệu đồng giảm xuống 7.687 triệu đồng (tương ứng là 43,12%). Năm 2013 thu được 99.258 triệu đồng tăng lên 89.119 triệu đồng (tương ứng là 878,9%).

Doanh số thu nợ tiêu dùng trung và dài hạn trong 3 năm là: Năm 2011 thu được 6.538 triệu đồng. Năm 2012 thu được 2.598 triệu đồng giảm xuống 2.598 triệu đồng (tương ứng là 39,74%). Năm 2013 thu được 125.500 triệu đồng tăng lên 112.813 triệu đồng ( tương ứng là 885,7%).

Tình hình thu nợ của ngân hàng có hiệu biến động trong 3 năm. Nhưng kết quả năm 2013 cho thấy tình hình thu nợ của ngân hàng tốt. Nhìn chung tình hình thu nợ có sự chuyển biến tương đối, do ngay trong khâu thẩm định lựa chọn khách hàng được cán bộ tín dụng thực hiện tốt. Hơn nữa, trong thời gian qua chi nhánh đã phân loại khách hàng theo từng nhóm, có biện pháp quản lý như thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng thường xuyên đôn đốc và động viên khách hàng trả gốc và lãi đúng hạn. Điều này, bảo đảm cho vòng quay vốn của ngân hàng trong tương lai (năm 2014 về sau).

2.3.3 Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng

Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động của ngân hàng trong một thời điểm nhất định mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung dài hạn phụ thuộc vào mức độ huy động vốn của ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và

ngược lại. Bất cứ ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà phải nâng cao mức dư nợ.

Bảng 2.3 Doanh số dư nợ cho vay tiêu dùng

Đơn vị tính : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chêch Lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 8.708 12.228 76.239 3.520 40,42 64.011 523,48 Trung- dài hạn 1.271 1.831 48.217 560 46,386 46.386 2533,37 Tổng 9.979 14.059 124.456 4080 40,89 110.397 785,24

(Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh Vĩnh Long)

Từ bảng số liệu ta thấy qua các năm dư nợ của chi nhánh đều tăng thể hiện đường lối phát triển đúng đắn của ban lãnh đạo BIDV chi nhánh Vĩnh Long. Năm 2011 là 9.979 triệu đồng, năm 2012 có doanh số dư nợ là 14.059 triệu đồng so với năm 2011 tăng lên 4080 triệu đồng (tương ứng 40,89%). Năm 2013 124.456 triệu đồng tăng lên so với năm 2012 là 110.397 triệu đồng (tương ứng 785,24%).

Doanh số dư nợ ngắn hạn năm 2011 là 8.708 triệu đồng, năm 2012 dư nợ 12.228 triệu đồng so với năm 2012 tăng lên 3.520 triệu đồng (tương ứng 40,42%), năm 2013 dư nợ 76.239 so với năm 2012 tăng lên 64.011 triệu đồng (tương ứng 523,48%).

Doanh số dư nợ trung dài hạn năm 2011 là 1.271 triệu đồng, năm 2012 dư nợ 1.831 triệu đồng so với năm 2011 tăng lên 560 triệu đồng (tương ứng 46,386%), năm 2013 là 48.217 triệu đồng so với năm 2012 tăng lên 46.386 triệu đồng (tương ứng 2533,37%).

Tỷ trọng cho vay ngắn hạn và trung-dài hạn tương đối cân bằng, nhưng cho vay trung- dài hạn có phần nhỏ hơn ngắn hạn. Nhưng cho vay tiêu dùng năm 2013 tăng mạnh. Nguyên nhân đời sống của nhân dân địa bàn tĩnh Vĩnh Long được cải thiện, mức sống của người dân cao hơn nên nhu cầu mua sắm được quan tâm nhiều

hơn. Vì vậy ngân hàng cần có chính sách mạnh mẽ hơn nữa trong việt đẩy mạnh các sản phẩm cho vay tiêu dùng.

2.3.4 Tình hình nợ quá hạn cho vay tiêu dùng

Đối với khoản vay đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ được đúng hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách quan trả nợ được đúng hạn thì có thể làm đơn xin gia hạn hoạt điều chỉnh kỳ hạn nếu ngân hàng đồng ý. Sau khi kết thúc thời gian gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ mà khách hàng vẫn không trả được nợ cho ngân hàng thì nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn.

Nợ quá hạn là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh long PGD hòa phú (Trang 25)