Biện pháp và kiến nghị nhằm phát triển DNV&N tại TPHCM 1 Một số biện pháp từ phía các DNV&N:

Một phần của tài liệu Phạm Thanh Thảo (Trang 38 - 40)

MINH TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 3.1 Quan điểm, mục đích và căn cứ xây dựng biện pháp

3.3 Biện pháp và kiến nghị nhằm phát triển DNV&N tại TPHCM 1 Một số biện pháp từ phía các DNV&N:

3.3.1 Một số biện pháp từ phía các DNV&N:

Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý

Trong bối cảnh hội nhập với khu vực và thế giới hiện nay, để chủ động thích ứng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý là một trong những hoạt động quan trọng nhất, mang tính sống còn của doanh nghiệp.

Mỗi DNV&N cần xây dựng một chiến lược kinh doanh riêng, phù hợp với khả năng về vốn, năng lực cán bộ và trình độ phát triển, trong đó cần xác định rõ mục tiêu phát triển, căn cứ ngành hàng sản xuất kinh doanh, bạn hàng và thị trường, các nguồn lực để thực hiện chiến lược kinh doanh cũng như kế hoạch và giải pháp tổ chức và thực hiện trong từng giai đoạn. Mọi hoạt động của doanh nghiệp phải nhằm vào thực hiện mục tiêu cụ thể của chiến lược sản xuất kinh doanh. Một số chiến lược kinh doanh mà mỗi DNV&N tuỳ vào từng điều kiện cụ thể, từng thời điểm cụ thể để có thể áp dụng cho doanh nghiệp mình đó là: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá bán, chiến lược phân phối sản phẩm, chiến lược tài chính,…

Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNV&N.

Việc hoàn thiện bộ máy quản lý không chỉ là sự hợp nhất hoặc cắt giảm một vài bộ phận. Vấn đề trọng tâm đặt ra khi hoàn thiện một bộ máy tổ chức quản lý là vấn đề tổ chức sắp xếp các nguồn lực như thế nào để sử dụng các nguồn lực có hạn một cách hiệu quả nhất, phục vụ cho việc thực hiện các mục đích đặt ra. Việc hoàn thiện một bộ máy tổ chức quản lý nhằm tạo ra một tổ chức năng động, hiệu quả, nhạy cảm và có tính thích nghi với môi trường kinh

doanh, tạo ra một cơ chế quản lý đảm bảo sự nhịp nhàng, đồng bộ trong hoạt động, phát huy cao độ tính chủ động và những tài năng sáng tạo của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận trong việc xử lý các tình huống trong sản xuất, kinh doanh.

Nâng cao trình độ cán bộ, công nhân viên trong DNV&N

Các nhà quản lý DNV&N phần đông hoạt động thiếu bài bản, dựa nhiều vào kinh nghiệm, chạy theo thị hiếu thị trường, không có phân tích khoa học nên không ít doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Đăng ký ngành nghề kinh doanh quá đa dạng, bao gồm cả những ngành hàng mà nhà quản lý thiếu sự hiểu biết. Vì vậy, việc nâng cao trình độ các nhà quản lý phải được đưa vào kế hoạch và tiến hành ngay.

Bên cạnh đó, DNV&N cũng cần tạo điều kiện cho việc học tập, nâng cao nghiệp vụ của các cán bộ Công nhân viên thông qua hỗ trợ kinh phí và sắp xếp thời gian làm việc. Không thể coi việc học tập, nâng cao trình độ là vấn đề riêng hoàn toàn của cán bộ Công nhân viên và phải học ngoài giờ, tự túc kinh phí. Việc hỗ trợ đúng người, đúng việc sẽ khuyến khích cán bộ tích cực học tập, nâng cao trình độ, gắn kết với doanh nghiệp, làm việc hiệu quả hơn cho doanh nghiệp.

Đẩy mạnh hoạt động marketting trong các DNV&N nhằm thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường.

Từ thực tế hoạt động kinh doanh của các DNV&N trong những năm qua cho thấy: nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ và coi hệ thống lý thuyết marketting như là một công cụ để thích nghi với môi trường kinh doanh mới; vì vậy các doanh nghiệp này thường lúng túng, bị động trước những thay đổi của thị trường, của khoa học công nghệ. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới các DNV&N cần xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược marketting như: chiến lược hướng tới khoa học, chiến lược cạnh tranh và chiến lược thích nghi thông qua tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Cải tiến máy móc thiết bị, tăng cường tự đầu tư công nghệ mới, hiện đại hóa trang thiết bị.

Việc cải tiến máy móc thiết bị, đầu tư công nghệ mới sẽ giúp chodoanh nghiệp có năng suất cao hơn, chất lượng hàng hóa tốt hơn và có thể tung ra thị trường nhiều mẫu mã mới. Các DNV&N cũng cần phải thanh toán, cân nhắc giữa yêu cầu đầu tư công nghệ mới, hiện đại hóa máy móc thiết bị và yêu cầu tăng doanh thu để đạt được hiệu quả cao nhất.

Đầu tư công nghệ mới là vấn đề phải đặt ra thường xuyên nhằm dành thắng lợi trong thương trường đầy sự cạnh tranh, tuy nhiên tuỳ theo mức hiện

đại của từng thiết bị trong dây chuyền sản xuất sản phẩm mà nên đầu tư vào từng phần hay toàn bộ dây chuyền sản xuất. Có thể đầu tư công nghệ mới vào khâu sơ chế, tạo ra sản phẩm hoặc khâu tạo bao bì, đóng gói sản phẩm. Nếu sự đầu tư vào từng khâu không tạo được sự tương thích hợp lý, đó là lúc phải nghĩ đến đầu tư đồng bộ.

Để mua sắm thiết bị thật sự có hiệu quả, doanh nghiệp cũng cần phải nghiên cứu kỹ thị trường cung cấp thiết bị thông qua mạng internet, ngân hàng dữ liệu , dịch vụ tư vấn, các văn phòng đại diện các công ty nước ngoài, các trung tâm xúc tiến thương mại của các nước. Những công việc này tốn kém thời gian và tiền bạc nhưng là rất cần thiết để đảm bảo hiệu quả đầu tư

Thực hiện việc liên kết giữa các DNV&N với doanh nghiệp lớn

Trong kinh tế, chiến lược vệ tinh là một trong những chiến lược phổ biến của các DNV&N ở các nước trên thế giới. Các DNV&N có thể tìm thấy cơ hội thị trường ngay trong các doanh nghiệp lớn nhằm thực hiện các chi tiết hay thực hiện một công đoạn trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp lớn. Cụ thể như:

- Nhận nguyên vật liệu, gia công toàn bộ, nộp thành phẩm.

- Nhận thực hiện lại một số công đoạn trong toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp lớn.

- Hình thức liên kết giữa đầu vào là các DNV&N cung cấp vật tư, nguyên vật liệu và các doanh nghiệp lớn là các nhà sản xuất, hay DNV&N làm nhà phân phối, trung gian bán hàng cho các sản phẩm của doanh nghiệp lớn.

Một phần của tài liệu Phạm Thanh Thảo (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)