Căn cứ để xây dựng các biện pháp

Một phần của tài liệu Phạm Thanh Thảo (Trang 34 - 38)

MINH TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 3.1 Quan điểm, mục đích và căn cứ xây dựng biện pháp

3.1.3 Căn cứ để xây dựng các biện pháp

Căn cứ vào việc phân tích hiện trạng hoạt động của các DNV&N ở TPHCM để thấy được những mặt ưu điểm, những mặt cần hạn chế của DNV&N ; căn cứ vào việc phân tích những yếu tố gây trở ngại đối với họat động của DNV&N và căn cứ vào kinh nghiệm phát triển DNV&N của các nước trên thế giới. Dựa trên những căn cứ đó mà tác giả đưa ra những biện pháp không những mang tính kế thừa mà còn phát huy những điểm mạnh đồng

thời khắc phục những điểm yếu và có xem xét tới sự phù hợp của những kinh nghiệm từ các nước vào thực tiễn tồn tại và phát triển của DNV&N ở Việt Nam nói chung và DNV&N ở TPHCM nói riêng.

3.2 Biện pháp hỗ trợ DNV&N của một số nước trên thế giới

Đài Loan:

Có thể nói rằng những chính sách trợ giúp DNV&N của Đài Loan đã thành công mà kết quả cuối cùng là những đóng góp to lớn của các DNV&N vào quá trình phát triển thần kỳ của Đài Loan.

Toàn bộ hệ thống chiến lược, chính sách kinh tế cũng như môi trường pháp lý của Đài Loan luôn dành những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của các DNV&N, bao gồm những biện pháp sau:

Thứ nhất, xây dựng môi trường kinh doanh tối ưu

Bao gồm các chính sách chủ yếu như duy trì sự cạnh tranh công bằng và hợp lý; trợ giúp các DNV&N về các nhân tố sản xuất như nhân lực, công nghệ thông tin; cải thiện hệ thống tài chính cho các DNV&N ,giúp các DNV&N cải thiện điều kiện lao động và môi trường.

Thứ hai, thúc đẩy sự hợp tác giữa các DNV&N với các doanh nghiệp lớn

Bao gồm những chính sách như thúc đẩy những giao dịch nội ngành và liên ngành; thực hiện những dự án thúc đẩy hợp tác như kế hoạch doanh nghiệp trung tâm - vệ tinh, thúc đẩy các hệ thống marketting chung và các quỹ trợ giúp lẫn nhau; trợ giúp sự phát triển của các tổ chức hợp tác, thúc đẩy liên minh chiến lược.

Thứ ba, thúc đẩy sự tăng trưởng độc lập của doanh nghiệp

Các chính sách gồm: trợ giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quản lý, trợ giúp sự phát triển của nguồn nhân lực; thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động ở nước ngoài, trợ giúp việc thành lập doanh nghiệp mới; giúp các doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi của cấu trúc công nghiệp; cung cấp một hệ thống hướng dẫn toàn diện dành cho DNV&N.

Trung Quốc:

Gần đây, Trung Quốc đưa ra cương lĩnh trong chính sách công nghịệp của nhà nước cho những năm 1990. Chính sách này thúc đẩy cạnh tranh hợp lý cho các doanh nghiệp, nhằm cân đối cũng như chuyên môn hoá trong nền kinh tế . Cương lĩnh chỉ rõ :

- Trong các khu vực công nghiệp nếu một đơn vị nào cần một số lượng lớn các phụ tùng và các linh kiện thì yêu cầu có sự phân bố hợp lý và sự cộng tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ.

- Các doanh nghiệp nhỏ được khuyến khích đặc biệt trong các ngành mà tác động của nền kinh tế có quy mô không rõ rệt.

- Tạo điều kiện thụân lợi cho các DNV&N xuất khẩu. Nhiều sản phẩm xuất khẩu được khuyến khích theo cương lĩnh này đều được sản xuất tại ngành mà các DNV&N chiếm phần lớn như là ngành nông nghiệp và ngành chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, công nghiệp dệt, thiết bị điện gia dụng và các ngành khác .

Mặt khác, để phát triển cân đối ngành công nghiệp giữa đô thị và vùng nông thôn, nên người ta đã dưa ra hàng loạt các quy định và thể lệ để hướng dẫn sự phát triển .

Trung Quốc đặc biệt chú ý đến việc cung cấp thông tin cho các DNV&N, thông tin được coi như là tài nguyên, tiền của . Nhà nước đã thiết lập một hệ thống 10 cơ sở để phục vụ các DNV&N. Các cơ sở dữ liệu này gồm có: thư mục ấn phẩm khoa học trong ngoài nước, thành tựu khoa học kỹ thuật, sáng chế phát minh, sản phẩm mới, thị trường …Trung Quốc đã lập ra hệ thống thuật ngữ gắn liền với 12 hệ thống tìm kiếm thông tin kỹ thuật, nhập 60 bộ cơ sở dữ liệu của nước ngoài để phát triển công tác thông tin phục vụ sản xuất và kinh doanh trong nước .

Trung Quốc rất coi trọng sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế, cả song phương và đa phương về đảm bảo thông tin cho DNV&N như UNESCO, UNIDO, các tổ chức chi phí Chính phủ. Tham gia hệ xử lý thông tin kỹ thuật trong khuôn khổ UNDP ( UNDP/TIPS). Do vậy, đã khai thác được nhiều thông tin từ ngân hàng thông tin công nghiệp và kỹ thuật (INTIB) hệ trao đổi thông tin kỹ thuật TIES, hệ hỏi đáp về công nghệ của UNIDO, hệ thông tin kỹ thuật công nghiệp ở Châu Á để cung cấp thông tin cho các DNV&N.

Singapore:

Hỗ trợ các DNV&N thông qua các chính sách hỗ trợ phát triển để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Chính phủ đề ra bốn nguyên tắc cơ bản sau đây nhằm giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ cải thiện hoạt động: Giúp DNV&N để họ tự giúp mình, Chỉ giúp DNV&N chứ không bảo hộ họ, Đưa DNV&N vào guồng máy phát triển chung, Duy trì một môi trường kinh doanh thân thiện.

Ba chương trình chính trong kế hoạch phát triển DNV&N là:

Chương trình 1: Chương trình nâng cấp công nghiệp địa phương

Mục đích nhằm tăng cường mối quan hệ phát triển kinh doanh chặt chẽ hơn giữa các công ty địa phương và các công ty đa quốc gia ở Singapore. Các DNV&N có thể khai thác kỹ năng quản lý và kỹ thuật của các công ty đa quốc gia hoặc khách hàng của họ để nâng cao khả năng sản xuất và quản lý.

Chương trình 2: Viện trợ không hoàn lại để huấn luyện DNV&N

Nhằm mục đích nâng cao năng suất cho DNV&N có quỹ phát triển kỹ năng thực hiện nhiều chương trình huấn luyện người lao động trong DNV&N như huấn luyện trong công ty, huấn luyện tại nơi làm việc cũng như các kỹ năng nhất định.

Chương trình 3: Hình thành các nhóm kinh tế trong DNV&N

Do có sự phát triển khác nhau giữa các công ty, chính phủ Singapore đã áp dụng chiến lược ba mũi nhọn là sự hỗ trợ có trọng điểm, hỗ trợ trong cả ngành công nghiệp và trên cơ sở rộng rãi. Các chương trình này đáp ứng cho nhiều nhu cầu kinh doanh khác nhau như phát triển kinh doanh,tiếp thị, ứng dụng công nghệ, cải tiến chất lượng…Trong đó tiêu biểu có cục năng suất và tiêu chuẩn tư vấn cho DNV&N về cải tiến hoạt động, phát triển quy trình về sản phẩm mới, quản lý nhân lực và phát triển kế hoạch chiến lược…

Tóm lại, sự phát triển DNV&N của nhiều nước trên thế gíơi đã và đang khẳng định vai trò to lớn của các doanh nghiệp này trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. Do vậy, chính phủ nhiều nước rất quan tâm khuyến khích, hỗ trợ thúc đẩy loại hình doanh nghiệp này phát triển thông các biện pháp hỗ trợ sau:

Thứ nhất , tạo môi trường và khuôn khổ pháp lý phù hợp bảo sự bình đẳng cho hoạt động của DNV&N.

Thứ hai, xây dựng các chiến lược phát triển và chính sách hỗ trợ cho DNV&N, như :

+ Hỗ trợ về vốn, tín dụng và tài trợ hoặc trợ cấp cho DNV&N như cấp tín dụng trực tiếp, cho vay với lãi suất thấp, bảo hành tín dụng, trợ cấp và phát triển, trợ cấp qua giá…

+ Hỗ trợ về Công nghệ và đào tạo như chuyển giao công nghệ với giá ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật của các viện nghiên cứu, trực tiếp tổ chức các trung tâm đào tạo.

Thứ ba, sự hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp; giữa các doanh nghiệp với nhau là một trong những điều kiện không thể thiếu để phát triển các DNV&N.

Ngoài việc khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tự lực, Chính phủ cũng tạo cho họ môi trường hợp tác kinh doanh thuận lợi. Điều này cho phép DNV&N hành động vừa độc lập, vừa kết hợp với nhau để nâng cao sức cạnh tranh trong khu vực cũng như trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Phạm Thanh Thảo (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)