Sự phân phối lợi ích và chi phí trong xã hội có công bằng và minh bạch không?

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của phân cấp hành chính đối với hiệu quả quản lý nhà nước chuyên ngành - nghiên cứu tình huống dịch tai xanh ở lợn năm 2010 (Trang 31 - 32)

Phân phối lợi ích và chi phí trong tình huống dịch Tai xanh năm 2010 chủ yếu bao gồm 03 đối tượng: Người chăn nuôi, người tiêu dùng và Chính phủ.

Về phân phối lợi ích:

- Tất cả người chăn nuôi lợn (đặc biệt là những hộ chăn nuôi không có lợn bệnh) sẽ

được hưởng lợi ích từ công tác phòng chống dịch.

- Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi một phần do giá thịt giảm khi dịch bùng phát.

Về phân phối chi phí thiệt hại:

- Chính phủ gánh chịu chi phí trong công tác phòng chống dịch bệnh, chi phí hỗ trợ

lợn bệnh bị tiêu hủy;

- Người chăn nuôi có lợn bị mắc bệnh là đối tượng gánh chịu thiệt hại nhiều nhất trong khi dịch bệnh xảy ra. Chính phủ đã điều chỉnh phân phối bằng cách ban hành chính sách hỗ trợ tài chính cho người chăn nuôi đối với lợn bệnh bị tiêu hủy.

Trong tình huống dịch Tai xanh năm 2010, thiệt hại của người dân là 169,8 tỷ

VND[53]. Chi phí Chính phủ hỗ trợ người chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy: 273,3 tỷ VND. Người

tiêu dùng được hưởng một phần lợi ích do giá cả giảm: (273,3 – 169,8) = 103,5 tỷ VND.

Như vậy, về mặt tổng thể có thể xem việc phân chia lợi ích và chi phí trong tình huống dịch Tai xanh là tương đối công bằng. Vì rõ ràng trong tình huống này, người chăn

[52] Quyết định số 2358/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt bổ sung chính sách hỗ trợ và kinh phí phòng chống dịch tai xanh ở lợn trên địa bàn thành phố;

[53]

nuôi không phải gánh chịu toàn bộ thiệt hại mà được Chính phủ chia sẻ một phần vì đây là

trách nhiệm của Chính phủ. Theo nhận định của tác giả, Tiêu chí 7 về phân chia lợi ích và

chi phí một cách minh bạch và công bằng đáp ứng đƣợc.

3.3.8. Quy định có rõ ràng, nhất quán, dễ hiểu và dễ tiếp cận hay không?

Trong tình huống dịch Tai xanh năm 2010, các quy định pháp luật về công tác phòng chống dịch rất rõ ràng, nhất quán, dễ hiểu và dễ tiếp cận. Các văn bản này được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ NN&PTNT: http://www.agroviet.gov.vn bao gồm

các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thú y[54]

, Thú y vùng[55], Chi cục

Thú y tỉnh, thành phố[56]; quy định về chính sách hỗ trợ người chăn nuôi có lợn ốm phải tiêu

hủy[57]; kinh phí công tác phòng chống dịch bệnh[58]; các biện pháp phòng chống dịch[59].

Như vậy, trong tình huống dịch Tai xanh năm 2010 các quy định về phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi đã được ban hành đầy đủ, rõ ràng, nhất quán, dễ hiểu và dễ tiếp cận. Theo

nhận định của tác giả, Tiêu chí 8 về sự rõ ràng, nhất quán, dễ hiểu và dễ tiếp cận của quy

định đáp ứng đƣợc.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của phân cấp hành chính đối với hiệu quả quản lý nhà nước chuyên ngành - nghiên cứu tình huống dịch tai xanh ở lợn năm 2010 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)