Cấp chính quyền phù hợp cho hành động là cấp nào?

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của phân cấp hành chính đối với hiệu quả quản lý nhà nước chuyên ngành - nghiên cứu tình huống dịch tai xanh ở lợn năm 2010 (Trang 28 - 29)

Trong tình huống dịch Tai xanh năm 2010, ta thấy có 3 cấp chính quyền phản ứng trong công tác phòng chống, xử lý dịch bệnh. Tuy nhiên, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi cấp là rất khác nhau.

Cục Thú y: Chỉ đạo hướng dẫn chung về công tác phòng chống dịch trên phạm vi toàn quốc[41];

Cơ quan Thú y vùng: Phối hợp và hỗ trợ các Chi cục thú y trong công tác phòng

chống dịch[42];

Chi cục Thú y: Trực tiếp thực hiện công tác phòng chống dịch[43].

Đặc điểm của dịch bệnh Tai xanh là phát tán rộng, lây lan nhanh vượt qua ranh giới hành chính của các tỉnh, thành có dịch. Do đó, vấn đề phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn ở Trung ương, cấp vùng và cấp tỉnh, thành trong công tác phòng chống, xử lý dịch bệnh là hết sức quan trọng.

Năm 2006, Bộ NN&PTNT đã thành lập 7 Cơ quan thú y cấp vùng. Tuy nhiên, nhiệm

vụ của cơ quan này rất hạn chế[44]. Cơ quan Thú y vùng chỉ có thể phối hợp với Chi cục thú y

các tỉnh, thành trong công tác phòng chống dịch, không có quyền chỉ đạo và điều phối cấp vùng trong công tác phòng chống dịch, xử lý dịch.

[41]

Quyết định số 19/2008/QĐ-BNN, Sđd;

[42] Quyết định 75/QĐ-BNN, Sđd;

[43] Dự thảo Thông tư liên tịch giữa Bộ Nội vụ và Bộ NN&PTNN, nhiệm vụ của Chi cục Thú y tỉnh, thành phố,

Sđd;

[44]

Điều này dẫn đến công tác phối hợp giữa các tỉnh, thành không chặt chẽ, thậm chí mỗi tỉnh ứng xử một kiểu dẫn đến nguồn lực phân tán, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch không đồng bộ làm giảm hiệu quả của công tác chống dịch.

Tóm lại, với tình huống dịch Tai xanh năm 2010, chính quyền cấp vùng là cấp chính quyền phù hợp nhất trong công tác điều phối, xử lý dịch bệnh. Trong khi nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thú y và Chi cục Thú y tỉnh, thành phố được Bộ NN&PTNT trao nhiều quyền hạn thì nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Thú y vùng vẫn còn rất hạn chế, chưa tương xứng

với vai trò của một cơ quan chuyên môn cấp vùng. Theo nhận định của tác giả, Tiêu chí 5 về

cấp chính quyền phù hợp chƣa đáp ứng đƣợc.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của phân cấp hành chính đối với hiệu quả quản lý nhà nước chuyên ngành - nghiên cứu tình huống dịch tai xanh ở lợn năm 2010 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)