Hoàn thiện khung pháp lý cho sự vận hành của thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Các Giải Pháp để Phát Triển Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam : Luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 33)

ra công chúng, làm đại lý bán cổ phiếu cho các công ty cổ phần. Ngoài ra công ty đầu tư chứng khoán Việt Nam có nhiệm vụ ổn định và tạo lập thị trường chứng khoán theo sự chỉ đạo thống nhất của Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước trong từng thời kỳ và tùy vào điều kiện cụ thể của thị trường.

Công ty được Ủy ban chứng khoán quyết định thành lập, vốn hoạt động do ngân sách cấp và lấy từ nguồn thu được từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, một phần góp của các tổ chức ngân hàng – tài chính có điều kiện tham gia như các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm.

Công ty có bộ máy điều hành do UBCKNN bổ nhiệm, có ban quản lý gồm các đại diện của UBCKNN, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước và đại điện các tổ chức góp vốn khác.

Đến giai đoạn thị trường chứng khoán phát triển, các công ty chứng khoán đã hoạt động có hiệu quả và lớn mạnh thì chức năng của công ty đầu tư chứng khoán Việt Nam có thể chuyển sang cho các định chế trung gian đó và chấm dứt hoạt động.

Đề xuất thành lập công ty đầu tư chứng khoán Việt Nam có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, công ty sẽ đóng vai trò “bà đỡ” cho việc phát hành chứng khoán, tạo điều kiện cho thị trường sơ cấp phát triển, góp phần quan trọng trong sự chuyển đổi sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước.

3.2.3. Có chính sách khuyến khích các công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng công chúng

Trong thời kỳ đầu, khoảng 5 năm (đến năm 2005), Chính phủ cần có một chính sách ưu đãi cho các công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng để tạo ra một khối lượng cổ phiếu cho thị trường. Các công ty này bao gồm các công ty cổ phần được thành lập từ doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần thành lập theo luật công ty phát hành cổ phiếu bổ sung.

Các công ty phát hành ra công chúng cần được ưu đãi về thuế, đề nghị có thể giảm 20% thuế thu nhập doanh nghiệp cho 3 năm đầu nếu phát hành ra công chúng được một số chứng khoán vốn theo quy định nào đó chẳng hạn.

3.2.4. Hoàn thiện khung pháp lý cho sự vận hành của thị trường chứng khoán chứng khoán

Hiện nay, khung pháp lý cho hoạt động của thị trường chứng khoán đã bước đầu được xây dựng với một hệ thống các văn bản pháp quy điều chỉnh các vấn đề cơ bản của thị trường, trong đó văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất là Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Ngoài ra, pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán còn bao gồm một số quy định có liên quan tại các văn bản

32

pháp luật khác như: Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Hình sự…

Vấn đề hoàn thiện khung pháp lý cho sự vận hành của thị trường chứng khoán là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho hoạt động của thị trường diễn ra an toàn và hiệu quả, trong đó bao gồm việc xây dựng và trình Quốc hội ban hành luật chứng khoán và thị trường chứng khoán (từ nay đến 2005), song song với quá trình sửa đổi và bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan, bao gồm cả Nghị định 48/1998/NĐ-CP nhằm đồng bộ hóa các quy phạm pháp lý điều chỉnh lĩnh vực này tại Việt Nam, đồng thời tính đến mặt bằng pháp lý chung của khu vực và thế giới trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế hiện nay.

Một phần của tài liệu Các Giải Pháp để Phát Triển Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam : Luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)