Triển vọng phát triển của Internet of Things trong ngành

Một phần của tài liệu tiểu luận môn logistics logistics ứng dụng của internet of things trong ngành logistics (Trang 36 - 39)

ngành Logistics

Internet of Things hứa hẹn đem đến những sự hoàn thiện sâu rộng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics, cũng như các khách hàng của họ. Những lợi ích này trải dài trên toàn bộ chuỗi giá trị của logistics, bao gồm vận hành nhà kho, chuyên chở hàng hoá, và giao hàng cuối cùng. Chúng có ảnh hưởng trên các mặt như hiệu quả vận hành, bảo mật và an toàn, trải nghiệm của khách hàng, cũng như các mô hình kinh doanh mới. Với Internet of Things, các doanh nghiệp có thể bắt đầu xử lý những khó khăn của mình trong việc vận hành cũng như giải đáp được các câu hỏi kinh doanh bằng những phương pháp hoàn toàn mới.

Theo như minh hoạ ở trên, việc áp dụng IoT vào vận hành logistics mang lại những ảnh hưởng đáng kể. Doanh nghiệp có thể theo dõi tình trạng của các tài sản, bưu kiện, và nhân công trong “real-time” trong toàn bộ chuỗi giá trị. Họ có thể đo lường được quy mô hiệu suất của các tài sản này mang lại, và những tác động mà chúng đang và sẽ thực hiện. Các doanh nghiệp có thể tự động hoá quy trình nghiệp vụ để loại bỏ việc phải can thiệp thủ công, nâng cao chất lượng và giảm chi phí. IoT còn giúp tối ưu hoá cách mà người lao động, hệ thống vận hành và tài sản hoạt động cùng với nhau. Tóm lại, thông qua IoT, các doanh nghiệp có thể áp dụng phân tích cho toàn bộ chuỗi giá trị để tìm thấy những cơ hội cải tiến ưu việt hơn cùng với những phương pháp hoạt động tối ưu nhất.

Về bản chất, IoT trong ngành Logistics là về “cảm biến và tạo ra ý nghĩa” (Sensing and sense making). Cảm biến (sensing) là việc giám sát các loại tài sản khác nhau trong một chuỗi cung ứng thông qua các phương tiện và công nghệ khác nhau. “Tạo ra ý nghĩa” (Sense making) liên quan tới việc xử lý một khối lượng dữ liệu khổng lồ là kết quả của việc sử dụng cảm biến (sensing), biến các dữ liệu này thành những insights dẫn đến các giải pháp mới.

Câu hỏi đặt ra là, liệu đây có phải là một thời điểm thích hợp để thúc đẩy IoT trong lĩnh vực Logistics? Ngày này, chúng ta có thể thấy rất nhiều những điều kiện tối ưu để IoT có thể được bắt đầu áp dụng trong ngành Logistics. Không thể phủ nhận rằng, những loại công nghệ hiện đại đã dần quen thuộc và đang phát triển cực kì mạnh trong thế giới ngày nay. Theo ước tính, vào năm 2020 điện toán di động sẽ phát triển với tốc độ mạnh mẽ hơn cả tốc độ phát triển dân số thế giới. Cùng với sự phát triển của xu hướng công nghệ tiêu dùng trong CNTT (The consumerization of IT), công nghệ cảm biến sẽ được hoàn thiện hơn, dễ tiếp cận với chi phí thấp hơn có thể được sử dụng cho mục đích công nghiệp trong lĩnh vực Logistics. Bên cạnh đó, chúng ta đang tiến đến thế hệ kết nối 5G, truyền thông không dây sẽ đạt đến một trình độ mới mà có thể kết nối tất cả mọi người vào bất kì thời điểm nào. Điện toán đám mây và big data sẽ đem đến những dịch vụ mới dựa trên các hệ thống dữ liệu. Ngoài các yếu tố về sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, sự thúc đẩy đến từ phía khách hàng - những người đang cực kì có nhu cầu trong việc sử dụng các giải pháp từ IoT cũng là những lí do lớn cho việc áp dụng IoT. Các khách hàng bộc lộ nhu cầu cao trong việc đòi hỏi độ chân thật của sản phẩm cùng với việc kiểm soát chúng như việc nắm được thông tin chính xác tuyệt đối về sản phẩm, địa điểm giao hàng chính xác, thời gian giao hàng, số lượng, chất lượng và giá cả hàng hoá trong suốt chuỗi

cung ứng. Khách hàng cuối cùng thường xuyên hỏi về thông tin chi tiết của việc giao hàng để có được sự rõ ràng, minh bạch về việc giao hàng trong “thời gian thực”. Các khách hàng doanh nghiệp đòi hỏi quyền kiểm soát toàn diện với các sản phẩm của họ, đặc biệt là với các sản phẩm có độ cạnh tranh cao. Các công ty logistics cũng cần sự minh bạch của các mạng lưới và tài sản đang được sử dụng để tối ưu hoá hiệu quả hoạt động và sử dụng mạng. Tựu chung lại, những yếu tố này đem đến các nhà cung cấp dịch vụ logistics những lý do để áp dụng IoT với một mức độ dày đặc hơn trong hoạt động của mình.

IoT đang bắt đầu thay đổi toàn bộ viễn cảnh của dịch vụ kho bãi và phân phối hàng hóa trên toàn thế giới, với ước tính khoảng 5,5 triệu thiết bị mới được kết nối mỗi ngày. Hàng tỉ thiết bị mạng truyền thống bao gồm router, server, máy tính cá nhân (PC) và điện thoại di động hiện đại đã được kết nối với internet. Đối với lĩnh vực chuỗi cung ứng, những cuộc cách mạng IoT ngày càng mở rộng việc kết nối những thiết bị phi truyền thống như pallet, xe cần cẩu, thậm chí trailer chở hàng với mạng internet. Hiện tại, 96% trong tất cả các công ty đang dự kiến sẽ sử dụng công nghệ IoT chỉ trong vòng 3 năm tới, và chắc chắn ai cũng sẽ phát triển các chiến lược và giải pháp để chuẩn bị cho một tương lai đầy đổi mới này. Thực tế, với tất cả những thiết bị có khả năng kết nối với internet, chỉ có khoảng 0,06% là khả dụng nhất. Khoảng cách quá lớn này được hi vọng sẽ sớm được rút ngắn lên đến 30% vào năm 2017 sắp tới. Có thể nghe không thực tế, tuy nhiên các công ty đang phải “chạy nước rút” để bắt kịp xu hướng này và mong đợi lợi nhuận trên đầu tư của mình trong thời gian tới. Mặc dù sẽ còn nhiều năm nữa mới có thể được áp dụng, cơ hội để ứng dụng IOT với các thiết bị cần thiết trên thị trường đã sẵn sàng hỗ trợ về tầm nhìn và tăng tính hiệu quả trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Động lực

thúc đẩy cả ngành kinh tế để di chuyển về phía trước với chiến lược IoT đang dần mạnh mẽ do tất cả đối thủ cạnh tranh trên thế giới đều đang đẩy mạnh công nghệ này cho riêng mình.

Một phần của tài liệu tiểu luận môn logistics logistics ứng dụng của internet of things trong ngành logistics (Trang 36 - 39)