Phát triển nguồn nhân lực của ngành

Một phần của tài liệu tiểu luận môn logistics chỉ số năng lực logistics của việt nam trong khu vực asean (Trang 33 - 35)

Với những hạn chế thực tế trong vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao ngành logistics, chúng ta cần tìm ra những giải pháp cụ thể và thiết thực đối với các chủ thể để phát triển dịch vụ logistics.

-Đối với Chính phủ và các cơ quan chức năng, Hiệp hội:

Nhà nước cần phổ biến và cung cấp các thông tin về chính sách, đường lối trong công cuộc xây dựng một đội ngũ nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực dịch vụ logistics. Bên cạnh việc đưa ra chính sách đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân

lực thì việc tuyên truyền chính sách đó đến những tổ chức, cá nhân có nhu cầu cũng là điều hết sức quan trọng, cho phép bất cứ cá nhân, tổ chức nào quan tâm đều có thể tham gia vào chính sách này, tạo ra hiệu quả triệt để, tận dụng tối đa được nguồn nhân lực.

Để thúc đẩy ngành Logistics phát triển một cách sâu rộng và toàn diện thì các bộ, ban, ngành có liên quan tới khu vực dịch vụ logistics cần phải hợp tác với nhau chặt chẽ, đặc biệt là Bộ GTVT, Bộ Công thương, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Hải quan, VLA, VCCI... để có thể phân định rõ khả năng và trách nhiệm của mỗi bên trong chiến lược phát triển logistics nói chung và nguồn nhân lực trong lĩnh vực Logistics nói riêng. Bộ GTVT cần phải phối hợp chặt chẽ cùng Bộ Công thương và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ, trong đó có giải pháp phát triển nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế.

Mặt khác, các bộ, ban, ngành cũng cần hợp tác chặt chẽ với các trường đại học và các doanh nghiệp, tạo ra mối quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau để có được sự hỗ trợ cần thiết, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và thực tiễn.

-Đối với các doanh nghiệp logistics :

Các doanh nghiệp logistics cần hợp tác chặt chẽ với các trường đại học, cần có chương trình hỗ trợ sinh viên thực tập để hấp dẫn sinh viên vào công ty mình từ đó tăng cơ hội lựa chọn người giỏi. Tổ chức thuyết trình về thực tiễn hoạt động ngành hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới cho sinh viên để sinh viên có định hướng việc làm trước khi ra trường. Các công ty nên liên kết với một số trường đại học có uy tín để tham gia vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng trình độ cũng như có quyền thuyết trình và quyền tuyển dụng tại các trường này. Muốn vậy các công ty cần xây dựng quỹ đào tạo tại trường, hỗ trợ chuyên môn cho các trường nếu muốn có sinh viên tốt nhất và được đào tạo bài bản nhất cho mình.

Bên cạnh sự giúp đỡ đào tạo từ phía các hiệp hội, tổ chức, các trường đại học thì các doanh nghiệp logistics cũng cần phải có những chính sách đào tạo và xây dựng đội ngũ nhân viên, phát huy được sức mạnh của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp một cách tối ưu, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và lâu dài. Muốn vậy, doanh nghiệp cần có một số chính sách thiết thực và chi tiết, cụ thể:

- Thành lập hội đồng tuyển chọn và tổ chức tuyển chọn nguồn nhân lực cho doanh nghiệp mình; sàng lọc và đào thải một số cán bộ, nhân viên không đáp ứng yêu cầu công việc; bố trí sử dụng nguồn nhân lực vào các phòng chuyên môn theo đúng ngành nghề đào tạo và phù hợp với năng lực của họ; rà soát, đánh giá lại toàn bộ đội ngũ cán bộ, nhân viên trên các lĩnh vực như: Trình độ, giới tính, trình độ đào tạo; lập chương trình đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng cho người lao động.

- Phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động logistics: Nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, tạo điều kiện cho người lao động học tập, làm việc tích lũy kiến thức, kinh nghiệm từ thực tiễn; ứng dụng khoa học công nghệ trong việc thực hiện các quy trình, thủ tục hải quan; đào tạo về công tác quản lý doanh nghiệp, cập nhật các chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước; xác định rõ mục tiêu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực theo ngắn hạn và trung hạn, chọn lựa đúng đối tượng đào tạo. Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần đào tạo hoặc tái đào tạo một số kỹ năng khác như: Kỹ năng giao tiếp và tính toán tốt, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng máy vi tính, phần mềm văn phòng.

- Nâng cao nhận thức người lao động: Xuất phát từ nhu cầu phải nâng cao nhận thức của người lao động để đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức được thể hiện qua thái độ tích cực, hành vi đúng đắn với công việc và các quan hệ xã hội khác.

- Tạo động lực thúc đẩy người lao động: Tạo động lực thúc đẩy để đạt được sự hoạt động tích cực, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong công việc.

-Đối với các trường đại học :

Đội ngũ giảng viên cần nâng cao trình độ chuyên môn và phát triển chuyên sâu thông qua đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng, trau dồi kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực Logistics.

Các khóa học, chương trình đào tạo bài bản cần được đẩy mạnh hơn để có thể bổ sung nguồn nhân lực cho ngành. Các khóa học nghiệp vụ sẽ giúp học viên ứng dụng kiến thức ngay vào công việc đang đảm nhiệm cũng như giới thiệu tác phong làm việc có kỷ luật và tính hợp tác cao của logistics.

Tổ chức các buổi hội thảo, nghiên cứu tìm hiểu về logistics để giúp sinh viên có thể tiếp cận hơn với ngành này.

-Đối với người lao động – nhân lực của ngành:

Một phần của tài liệu tiểu luận môn logistics chỉ số năng lực logistics của việt nam trong khu vực asean (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w