Đến hiện tại, các công ty cung cấp dịch vụ Logistics ở Việt Nam vẫn còn hạn chế. Các nhà cung cấp dịch vụ vẫn mới chỉ đang cung cấp một dịch vụ cụ thể hơn là cung cấp trọn gói. Hiện nay trên thế giới, các nhà cung cấp dịch vụ rất phổ biến gói dịch vụ 3PL, thậm chí có nhà cung cấp đang hướng đến các gói dịch vụ cao cấp hơn. Nhưng tại Việt Nam, gói 3PL vẫn còn khá ít ỏi. Sự hạn chế này sẽ có thể dẫn tới sự giảm thiểu thương mại và kéo theo sự hạn chế hơn nữa trong dịch vụ Logistics. Sự phát triển của dịch vụ logistics sẽ kéo theo không những tăng trưởng kinh tế mà con tạo thêm nhiều công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo.
Logisctics đẳng cấp toàn cầu có thể mang đến rất nhiều lợi ích như thu hút vốn FDI, tăng khả năng cạnh tranh của một quốc gia. Hiện nay rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ Logistics nước ngoài có mặt ở Việt Nam, điển hình các nhà cung cấp lớn như DHL eCommerce. Việc hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ toàn cấu sẽ hỗ trợ doanh nghiệp không chỉ phát triển trong nước mà có cơ hội xâm nhập thị trường nước ngoài. Với nguồn tài nguyên vốn có của các nhà cung cấp lớn này, doanh nghiệp sẽ có một sự hỗ trợ đắc lực trong việc phát triển và vươn mình xa hơn.
Để nâng cao năng lực cũng như mở rộng sự bao phủ vùng và toàn cầu của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logicstics Việt Nam, có một số phương án như sau
-Chú trọng hoạt động Marketing để thu hút khách hàng
-Tăng cường hoạt động M&A trong ngành cung ứng dịch vụ Logistics Việt Nam
-Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics nước ngoài
Ngoài ra, Các doanh nghiệp Logistics trong nước và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước cần gia tăng sự hợp tác. Muốn đạt được điều đó thì các doanh nghiệp Logistics Việt Nam cần nằm vững nghiệp vụ Logistics, nghiệp vụ chuyên ngành thương mại như Incoterms 2010, UCP 600, ICC, Các ưu đãi thuế quan FTA, .... để có thể cập nhật tư vấn cho khách hàng về nghiệp vụ Logistics cũng như các chính sách liên quan. Sự liên kết sẽ có hiệu quả thiết thực và phát triển nếu có các diễn đàn liên kết các doanh nghiệp cung ứng và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Logistics. Thêm vào đó, các doanh nghiệp Logistics Việt Nam cũng cần nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng cũng như giảm thiểu chi phí logistics. Các biện pháp có thể kể đến như : mở rộng và phát triển vận tải đa phương thức, dịch vụ đóng gói và phân loại hàng hóa, dịch vụ kiểm kê phân phối hàng hóa đến đúng nơi quy định,.... Doanh nghiệp luôn luôn phải chú trọng việc nâng cao chất lượng dịch vụ với giá thành hợp lý, qua đó tạo mối quan hệ khăng khít với khách hàng.