BEELOGISTICS VỚI MÔ HÌNH MỞ RỘNG CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu tiểu luận môn logistics thực trạng phát triển của doanh nghiệp logistics tại việt nam (Trang 26 - 30)

RỘNG CHI NHÁNH

Nếu như Lazada tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng như kho bãi, dịch vụ chuyển phát (công ty phát chuyển nhanh LEX, dây chuyền phân loại hàng tự động,….thì Bee Logistics lại có chiến lược mở rộng chi nhánh của mình cả trong lẫn ngoài nước. Theo thong tin trên website của công ty thì tính đến hiện nay, Bee Logistics đã có đến 21 chi nhánh, trong đó ó 6 chi nhánh ở các nước Châu Á như Ấn độ, Myanmar, Thái Lan, Cam-pu- chia và một chi nhánh mới nhất tại Đài Bắc vào ngày 15/06/2018 vừa qua. Đội ngũ nhân viên của công ty tính đến nay cũng vào khoảng 670 người, có nhiều nhân viên là chuyên gia của nhiều lĩnh vực khác nhau.

Với một mạng lưới chi nhánh và đội ngũ nhân viên phân bổ ở nhiều khu vực khác nhau như vậy khiến cho quy trình làm thủ tục khai báo hải quan, xuất nhập khẩu hang hóa được tiến hành một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn, ngày một nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng.

Không chỉ vậy, Bee Logistics còn là có rất nhiều hợp động với các hãng hàng không nổi tiếng trong khu vực như Vietnam Airlines, Vietjet, Thai AirAsia,….. Việc hợp tác như vậy sẽ khiến cho khách hàng của Bee Logistics sẽ được hưởng giá cước hàng không thấp hơn rất nhiều. Doanh thu của Bee Logistics tích trong năm 2017 vừa qua đã lên đến con số khoảng 64 triệu USD – một con số mà ít doanh nghiệp logistics trong nước có thể đạt được.

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và suy thoái kinh tế, Bee Logistics Corporation vẫn không ngừng lớn mạnh. Ngoài các dịch vụ chính là vận tải quốc tế (đường biển và đường hàng không), vận tải nội địa, khai thuê hải quan, cho thuê kho bãi và phân phối, … Bee Logistics Corporation còn có công ty con là Dolphin Sea

Air Services Corporation với dịch vụ gom hàng LCL chuyên nghiệp.

Hiện nay Dolphin Sea Air Services Corporation đang gửi container thẳng đến các điểm ở Nhật Bản, Úc, Indonesia, UK, U.A.E, Thailand… và tới các điểm chuyển tải như Singapore, Hongkong, Malaysia… hàng tuần từ thành phố Hồ Chí Minh và Hải phòng.

III. NĂNG LỰC LOGISTICS CỦA

LSP

A. TỔNG QUAN

LSP (Logistics Service Provider) là viết tắt của Nhà cung cấp Dịch vụ Logistics.

LPI là viết tắt của từ tiếng Anh “Logistics performance index”, có nghĩa là chỉ số năng lực quốc

gia về Logistics, LPI được tính toán dựa trên kết quả từ bảng câu hỏi được trả lời bởi các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực logistics trên toàn thế giới. Các chuyên gia này, căn cứ trên hiểu biết và trải nghiệm trực tiếp với công việc giao nhận hàng hóa tại các quốc gia mình có tương tác, sẽ cho điểm các quốc gia đó theo thang điểm từ 1 (kém nhất) đến 5 đối với từng điểm thành phần. LPI 2016 được xây dựng dựa trên kết quả trả lời của 1.051 chuyên gia về logistics trên toàn thế giới, chủ yếu làm việc trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu (freight forwarding) và chuyển phát nhanh. Do cách thiết kế bảng câu hỏi, có thể thấy rằng chỉ số LPI được xây dựng từ các đánh giá định tính. Từ đó, theo quan điểm của người viết, LPI có thể không phản ánh đầy đủ hiệu quả logistics các quốc gia đang phát triển trong thời gian dài, vì ngoại trừ những sai số có thể liên quan đến mẫu, nhiều sự thay đổi của hạ tầng và chính sách của một quốc gia sẽ mất nhiều thời gian hơn khoảng giữa hai báo cáo LPI để có thể phản ánh vào hiệu quả hoạt động logistics. Chính các tác giả báo cáo cũng khuyến cáo rằng cần hết sức cẩn thận khi giải thích thứ hạng và sự thay đổi thứ hạng của một quốc gia qua những báo cáo khác nhau.

Theo xếp hạng năm 2014 của Ngân hàng thế giới về chỉ số hoạt động logistics (LPI), Việt Nam hiện đứng thứ 48 thế giới. Đây là lĩnh vực mới mẻ, còn nhiều khó khăn do nguồn lực kinh tế từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ cũng như nguồn lực của doanh nghiệp.

Chỉ số LPI đánh giá trên 6 tiêu chí:

- Cơ sở hạ tầng (infrastructure): Những cơ sở hạ tầng liên quan đến chất lượng thương mại và vận tải (cảng, đường sắt, đường bộ, công nghệ thông tin)

- Chuyến hàng quốc tế (shipments international): Mức độ dễ dàng khi thu xếp cho các chuyến hàng với giá cả cạnh tranh

- Năng lực logistics (Competence Logistics): Năng lực và chất lượng của các dịch vụ logistics (vd: các nhà điều hành vận tải, môi giới hải quan)

- Tracking & tracing: khả năng track & trace các lô hang

- Sự đúng lịch (Timeliness): sự đúng lịch của các lô hàng khi tới điểm đích

- Hải quan (customs): hiệu quả của quá trình thông quan, chẳng hạn như tốc độ, tính đơn giản, và tính có thể dự liệu trước của các thủ tục.

Một phần của tài liệu tiểu luận môn logistics thực trạng phát triển của doanh nghiệp logistics tại việt nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w