Chuỗi cung ứng thiếu ổn định là yếu tố chính khiến chi phí kho vận của Việt Nam cao. Theo thống kê, vận tốc bình quân của xe tải lưu thông trên các tuyến quốc lộ nước ta chỉ đạt 35 km/giờ, thấp hơn nhiều so các nước khác trong khi một phần ba lượng xe tải này lại thường để trống trên đường về sau khi vận chuyển hàng. Bên cạnh đó, thủ tục hải quan hiện nay cũng chậm hơn khoảng ba ngày so với thủ tục tốt nhất tại Đông - Nam Á. Một nghiên cứu khác cho thấy, nếu tổ chức tốt hơn chuỗi cung ứng, các DN của Việt Nam có thể tiết kiệm được chi phí lưu kho khoảng 100 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, một chỉ số quan trọng khác để đánh giá hiệu quả hoạt động của logistics Việt Nam là tỷ lệ thuê ngoài cũng chưa cao.
2)Khó gây dựng thương hiệu
Phần lớn các DN sản xuất thương mại và XNK hiện nay thường tự mình tiến hành các hoạt động logistics với chi phí cao, hiệu quả thấp đã làm giảm khả năng cạnh tranh của chính DN
Ngoài ra, trong tiến trình mở cửa, các DN nước ngoài tham gia ngày càng nhiều vào thị trường logistics của Việt Nam mà phần lớn là các DN lớn, tập đoàn xuyên quốc gia,… có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ và nhiều kinh nghiệm, cho nên đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường hoàn toàn. Còn các nhà cung ứng dịch vụ logistics (LSP) Việt Nam với “mẩu” thị phần tương đối nhỏ còn lại, chỉ còn biết làm thầu phụ hoặc làm thuê cho DN nước ngoài với những công đoạn đơn giản nhất trong chuỗi cung ứng logistics.
Do sự phát triển của ngành logistic đang tăng dần đồng thời chi phí ban đầu rất lớn sử dụng trong một thời gian dài. Nên cần có nhiều sự lựa chọn cho doanh nghiệp đồng thời phải linh hoạt nhằm cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh khác cũng như giúp cho doanh nghiệp có thêm lựa chọn phù hợp hơn để dễ nhận được sự đầu tư của các doanh nghiệp