Trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành Dệt may, các công ty của Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn sản xuất theo tiêu chuẩn khách hàng (OEM- Original Equiment Manufacture). Tuy nhiên, trở thành nhà cung ứng đạt chuẩn OEM vẫn đang còn nhiều vấn đề lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam cần cố gắng hơn nữa so với các nước Đông Á. Bởi vì có một thực trạng mà ta vẫn thấy ở các doanh nghiệp dệt may ở VN đó là: Một số doanh nghiệp khi gia công, thời gian đầu sản phẩm đạt yêu cầu, lấy được sự tin cậy từ khách hàng. Nhưng những đơn hàng sau, sau khi được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài thì hàng loạt các lô hàng bị trả lại do không đạt yêu cầu mà họ đặt ra. Như vậy, vừa mất thời gian, vừa tốn kém, vừa mất uy tín mà trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nếu bị mất uy tín một lần thì sẽ mất vị trí và rất khó lấy lại vị trí đó. Mục tiêu mà Dệt may cần phấn đấu không chỉ dừng lại ở trở thành nhà cung ứng đạt tiêu chuẩn khách hàng OEM mà cần phải sản xuất dưới dạng sản xuất thiết kế gốc (ODM – Original Design Manufacture) hay là sản xuất nhãn hiệu gốc (OBM – Own Brand Manufacture). Bởi vì hình thức OEM là công ty cung cấp sản xuất sản phẩm theo thiết kế đặc biệt của người mua và sản phẩm được bán dưới nhãn hiệu của người mua, công ty cung cấp hầu như rất ít quyền lực trong việc phân phối. Tuy nhiên, với thực tế hiện nay, để tiến lên bước này thì trước tiên các Doanh nghiệp phải trở thành nhà cung ứng đạt chuẩn khách hàng. Muốn như vậy các Doanh nghiệp cần:
- Xây dựng hình ảnh ngành dệt may Việt Nam với chất lượng, thời trang, thân thiện với môi trường.
- Tổ chức các lớp đào tạo để nâng cao trình độ cho người lao động. - Quán triệt tới các công nhân về chất lượng của sản phẩm.
- Mỗi lô hàng xuất đi cần phải kiểm tra cẩn thận, kĩ lương hơn.
- Doanh nghiệp dệt may cần đẩy nhanh quá trình xây dựng tiêu chuẩn SA8000 để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, đặc biệt là đối với thị trường Hoa Kỳ.
- Uy tín của doanh nghiệp với khách hàng phải đặt lên hàng đầu…