Dấu hiệu các hành vi vi phạm trên thị trường cạnh tranh ngành giấy

Một phần của tài liệu tiểu luận tổ chức ngành báo cáo đánh giá cạnh tranh trên thị trường ngành giấy việt nam (Trang 41 - 43)

Mặc dù không thu thập được các thông tin cụ thể về các dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh tồn tại trên thị trường giấy trong thời gian qua, tuy

nhiên qua trao đổi với các chuyên gia, nhóm nghiên cứu nhận định về nguy cơ xảy ra các hành vi vi phạm như sau:

1. Về hành vi lạm dụng sức mạnh thị trường của các doanh nghiệp/ nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh: nguy cơ xảy ra các hành vi lạm dụng sức mạnh thị trường để cản trở, hạn chế cạnh tranh từ các doanh nghiệp khác hay lợi dụng sức mạnh thị trường để thu lợi, gây thiệt hại cho đối tác hoặc khách hàng là tương đối cao. Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp thậm chí đã lợi dụng thực tế tâm lí người tiêu dùng để kích cầu tiêu thụ sản phẩm thông qua tăng giá bán

2. Về các hành vi thỏa thuận, thông đồng giữa các doanh nghiệp nhằm khống chế thị trường: xuất phát từ đặc thù của thị trường, nguy cơ xảy ra các hành vi thông đồng là khá cao. Đặc biệt là khi cạnh tranh giữa các ông lớn trên thị trường ngày càng khốc liệt, ảnh hưởng tới lợi ích của các đối thủ cạnh tranh thì nguy cơ xảy ra sự bắt tay, liên kết giữa một nhóm doanh nghiệp lớn ngày càng hiện hữu.

3. Liên quan đến hoạt động tập trung kinh tế: nguy cơ xảy ra các giao dịch tập trung kinh tế thuộc các trường hợp phải thực hiện thủ tục thông báo, hoặc thậm chí thuộc trường hợp cấm của Luật cạnh tranh cũng tương đối hiện hữu. Đặc biệt khi chia nhỏ thị trường theo các phân đoạn về giá thì nguy cơ liên quan đến hoạt động thôn tính, sáp nhập có khả năng ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh có xu hướng tăng cao hơn.

Mặc dù vậy, với cấu trúc thị trường hiện tại, bất kì giao dịch tập trung kinh tế nào liên quan đến các doanh nghiệp lớn đều có khả năng tác động tới hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, cần có biện pháp giám sát chặt chẽ để kịp thời can thiệp.

KẾT LUẬN

Ngành bao bì giấy còn tương đối nhiều tiềm năng tăng trưởng, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập TPP khiến các ngành công nghiệp sử dụng nhiều bao bì như da giày, dệt may, thủy sản... tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay, cạnh tranh trong ngành bao bì giấy khá gay gắt do số lượng doanh nghiệp nhiều và sản phẩm bao bì giấy không có tính đặc thù cao. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với lợi thế về vốn, kinh nghiệm sản xuất và quy mô đang chiếm lĩnh thị trường bao bì giấy Việt Nam.

Hiện khoảng 40% nguyên liệu để sản xuất bao bì giấy là giấy công nghiệp vẫn đang phải nhập khẩu do trong nước thiếu cung. Tuy nhiên, với các dự án đang đăng ký thực hiện đầu tư vào ngành giấy công nghiệp, nếu thực hiện đúng tiến độ đã đề ra thì đầu năm 2018 ngành giấy công nghiệp sẽ đủ thậm chí dư thừa so với nhu cầu sản xuất bao bì giấy. Ngoài ra, sau khi Việt Nam gia nhập TPP thì giấy công nghiệp nhập khẩu từ Nhật Bản cũng có thể được miễn thuế 0% thay vì mức thuế nhập khẩu 10%

- 15% như hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất bao bì giấy do nguồn cung nguyên liệu dồi dào và giá bán tốt hơn.

Một phần của tài liệu tiểu luận tổ chức ngành báo cáo đánh giá cạnh tranh trên thị trường ngành giấy việt nam (Trang 41 - 43)