I. Cấu trúc thị trường và phương pháp đánh giá
2. Các yếu tố đánh giá cấu trúc thị trường
2.1. Các doanh nghiệp tham gia thị trường
Số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường sẽ tạo cơ sở cho việc đánh giá tính khốc liệt hay bình thường của cạnh trah trên thị trường, tiềm năng thị trường, cũng như xu hướng phát triển của thị trường đó.
Thông tin về doanh nghiệp tha gia thị trường cũng cho biết đặc điểm, thế mạnh cũng như địa vị của từng doanh nghiệp trên thị trường, trên cơ sở đó có thể đánh giá về mức độ đáng ngại trong hành động của doanh nghiệp đó.
Tìm hiểu về doanh nghiệp tham gia thị trường đồng thời giúp xác định các đối thử cạnh tranh cụ thể của mỗi doanh nghiệp trên thị trường, từ đó dễ dàng hơn trong
việc nhận dạng hành vi cạnh tranh lẫn nhau hay bắt tay nhua giữa các doanh nghiệp thông qua các biểu hiện của thị trường.
2.2. Thị phần của các doanh nghiệp tham gia thị trường
Tại Khoản 5, Điều 3, Luật Cạnh tranh quy định:
“ Thị phần của một doanh nghiệp đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định là tỉ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc tỉ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm.”
Thông tin về thị phần của doanh nghiệp tham gia thị trường cho phép đánh giá sơ bộ sức mạnh của doanh nghiệp, mức độ chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp đó trên thị trường liên quan, hành vi của một doanh nghiệp có mang lại các tác động lớn đối với thị trường hay không để từ đó có các biện pháp can thiệp kịp thời.
2.3. Các chỉ số đánh giá mức độ tập trung thị trường
Nhìn chung, để đánh giá mức độ tập trung thị trường, cơ quan cạnh tranh thường sử dụng các chỉ số như HHI, CR2-CR4… Mỗi chỉ số nêu trên có một phương pháp tính riêng và có những điểm mạnh điểm yếu riêng nhưng đều được tính trên cơ sở mức thị phần cụ thể của các doanh nghiệp tham gia thị trường và có chung một ý nghĩa là nhằm đánh giá mức độ tích tụ, mức độ tập trung và thực trạng cạnh tranh trên thị trường liên quan của một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định.
2.3.1. Chỉ số CR
Thông thường chỉ số CR được xác định bằng tổng mức thị phần của nhóm từ hai doanh nghiệp trở lên có mức thị phần lớn nhất trên thị trường.
CR2=CRi1+CRi2
Từ giá trị của các chỉ số CR cụ thể có thể đánh giá được mức độ tích tụ, mức độ tập trung và sức mạnh của nhóm doanh nghiệp trên thị trường của một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định.
2.3.2. Chỉ số HHI
HHI là một phương pháp đo lường mức độ tích tụ, mức độ tích tụ hay tập trung trong một ngành kinh tế. Theo đó, mức độ tập trung hay tích tụ được tính dựa trên mức độ chiếm lĩnh thị trường của mỗi doanh nghiệp so với tổng thị trường. Cụ thể như sau :
HHI= 12+ 22+⋯+2 Trong đó :
- S1, S2, …, Sn là các mức thị phần, tỉ lệ về sản lượng sản xuất hay sản lượng bán hoặc là chỉ số khác đo lường hoạt động kinh doanh như doanh thu, công suất , … mà mỗi doanh nghiệp chiếm trên thị trường.
- N là tổng số doanh nghiệp tham gia thị trường.
So với chỉ số CR, HHI có một số đặc tính về mặt toán học và lí thuyết kinh tế, lại tính đến tất các doanh nghiệp tham gia thị trường, do vậy có mức độ chính xác cao và phản ánh thị trường toàn diện hơn. Các cơ quan cạnh tranh thường căn cứ vào các mức như sau của chỉ số HHI để đưa ra những đánh giá và nhận định về thị trường.
• Chỉ số HHI nhỏ hơn 1000 là thấp và không đáng lo ngại về vấn đề mức độ tích tụ và tập trung của thị trường.
• Chỉ số HHI từ 1000 đến 1800 là mức trung bình và ít có khả năng xảy ra vấn đề cạnh tranh trên thị trường.
• Chỉ số HHI lớn hơn 1800 là cao và có nguy cơ xảy ra các vấn đề cạnh tranh.
2.4. Các rào cản gia nhập và rút khỏi thị trường
Các rào cản gia nhập và rút khỏi thị trường có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Rào cản gia nhập sẽ cho phép đánh giá tính năng động, linh hoạt, minh bạch của thị trường. Nếu việc gia nhập hay rút khỏi thị trường của một doanh nghiệp diễn ra dễ dàng thì thị trường đó có tính cạnh tranh cao, hoạt động lành mạnh và giá cả được điều chỉnh, phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh thực tế của các doanh nghiệp. Ngược lại, các thị trường có các rào cản gia nhập lớn thì tất yếu cạnh tranh trên thị trường bị hạn chế và vì vậy sức mạnh thị trường sẽ tập trung vào một số lượng nhỏ các doanh nghiệp.