2.1. Triển vọng phát triển
Du lịch và sự ảnh hưởng từ những làn sóng nước ngoài, cùng với sự thay đổi về Kinh tế, ở Việt Nam thị trường ngành Dịch vụ ăn uống cũng có nhiều thay đổi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Với mức sống của người dân ngày một cao trong đời sống hiện đại, kéo theo văn hóa thưởng thức ẩm thực cũng trở nên cao cấp hơn. Việc đãi tiệc nhà hàng, ăn nhà hàng… đã trở nên rất phổ biến. Với 93 triệu dân, Việt Nam trở thành 1 thị trường béo bở cho các dịch vụ ăn uống phát triển, bao gồm nhiều nhà hàng, khách sạn liên tục được mở ra, nhất là tại những thành phố lớn như: TP.HCM, Đà Nẵng,…
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các nhà hàng – quán ăn tại Việt Nam phát triển 1 cách rất mạnh mẽ.
Do tác động của nhiều yếu tố từ Du lịch, Kinh tế, Văn hóa,… so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì thị trường ngành ăn uống Việt Nam ở từng thời điểm có những đặc điểm khác nhau.
Thị trường ngành trở nên sôi động hơn, bởi các hệ thống khách sạn, nhà hàng, quán ăn có cơ sở vật chất hiện đại, thiết kế độc đáo làm không gian thưởng thức ẩm thực thêm phần mới mẻ và tiện nghi hơn. Từ bình dân đến hạng cao cấp nhất được mở ra không ngừng, nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức của từng người.
Song, những nhà hàng, khách sạn có mô hình kinh doanh hiệu quả như: theo phong cách Nhật, châu Âu, Hàn, Mỹ… cũng được nhiều người lựa chọn.
2.2. Thách thức đối với ngành
Những lĩnh vực như chứng khoán, bất động sản nhiều năm nay rơi vào khó khăn, nhưng ngành thực phẩm, đồ uống vẫn duy trì được sức sống. Cõ lẽ cũng bởi những nhu cầu về việc sinh hoạt, ăn uống không thể cắt giảm dù có suy giảm kinh tế hay thiếu hụt tiền dư để đầu tư v.v. Không chỉ vậy, ngành dịch vụ ăn uống ngày nay vẫn nằm trong top 3 các ngành được dòng đầu tư đổ vào ngày càng nhiều và tăng nhanh hơn.
Tình trạng phát triển tự phát, manh mún của các cơ sở dịch vụ llưu trú và ăn uống nhỏ. Nguồn nhân lực của các cơ sở lưu trú và ăn uống vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu. Hệ thống các dịch vụ bổ sung như dịch vụ giải trí, dịch vụ. Hàng lưu niệm, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ…chưa phong phú, quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách. Về cơ sở vật chất các khách sạn nhỏ đa số được thiết kế chưa chuyên nghiệp, trang thiết bị chưa đúng tiêu chuẩn. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch còn chậm phát triển và thiếu đồng bộ.
Công tác xúc tiến du lịch triển khai chậm; hoạt động quảng bá, tuyên truyền du lịch thiếu chiến lược lâu dài, tính chuyên nghiệp chưa cao. Công tác phối hợp gia các ngành chức năng và chính quyền địa phương trong quản lý hoạt động kinh doanh du lịch còn chưa chặt chẽ.
CHƯƠNG 6. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG