Ứng dụng công nghệ:

Một phần của tài liệu tiểu luận tổ chức ngành báo cáo cạnh tranh trên thị trường kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống năm 2010 (Trang 26)

Các chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) sẽ tác động mạnh mẽ đến cách thức sản xuất, thương mại, vận hành nền kinh tế cũng như đời sống nhân loại. Đáng chú ý, một trong các ngành cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ ở nước ta chính là dịch vụ.

3.1. Ngành dịch vụ lưu trú:

Theo xu hướng hiện nay của các tập đoàn khách sạn lớn trên thế giới thì một trong những lựa chọn tối ưu chính là ứng dụng công nghệ hiện đại tạo ra những trải nghiệm thú vị, nâng cao sự hài lòng của khách và gia tăng hiệu quả kinh doanh cho khách sạn. Ví dụ, Ứng dụng công nghệ IPTV, khách sạn có thêm nguồn doanh thu từ việc thu phí các dịch vụ xem phim theo yêu cầu, internet TV, phí quảng cáo trên ti-vi từ các đối tác của khách sạn; ngoài ra, những thông tin quảng cáo sống động và tiện ích mua hàng trực tuyến ngay trên ti-vi hoặc thiết bị di động của khách sẽ gia tăng doanh thu bán các sản phẩm, dịch vụ khác của khách sạn (tăng doanh thu).Công nghệ giúp kết nối khách hàng trước, trong và sau khi kỳ nghỉ của khách – đây là công cụ marketing tuyệt vời giúp khách sạn tương tác và giữ liên lạc với khách hàng mọi lúc mọi nơi (tăng thu nhập). Công nghệ tạo ra những trải nghiệm thú vị và nâng cao sự hài lòng của khách về kỳ nghỉ tại khách sạn – đây là điều kiện cần để khách hàng quay trở lại và giới thiệu đến bạn bè, người thân (tăng sự trung thành và lưu trú).

Caravelle, khách sạn có bề dày lịch sử 52 năm, đã cài đặt hệ thống GPS trong tất cả các xe Mercedes đưa đón khách của khách sạn. Đây có thể nói là dịch vụ hoàn hảo nhất để phục vụ các vị khách VIP. Vào tháng 6/2011, Caravelle đã thay các chìa khóa thẻ từ bằng các chìa khóa ứng dụng công nghệ nhận dạng bằng tần số radio (RFID), một công nghệ được nhiều khách sạn hàng đầu thế giới sử dụng. Với chìa khóa này, khách chỉ cần đến gần phòng là có thể mở được cửa. Tỷ lệ lấp đầy tại Caravelle trong

nửa đầu năm 2017 tăng đột biến so với mặt bằng chung của phân khúc khách sạn cao cấp, là .66,7%

3.2. Ngành dịch vụ ăn uống:

Công nghệ mang lại nhiều sự tiện ích và thay đổi hành vi tiêu dùng, mua sắm, ăn uống rất nhiều qua:

- Menu điện tử

Những hình ảnh tươi ngon, đẹp mắt sẽ hấp dẫn khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên menu điện tử cho phép bạn liệt kê mọi chi tiết mà bạn có thể nghĩ đến, ngay cả thông tin về dinh dưỡng và dị ứng cũng như tạo ra một hình ảnh hấp dẫn.

Một phân tích của Visix đã chỉ rõ về lợi ích của việc mở rộng kinh doanh bằng việc ứng dụng menu điện tử: Tăng 47% sự hài lòng của khách hàng.Tăng 38% doanh thu quảng cáo hàng năm.80% cửa hàng áp dụng menu điện tử tăng hơn 32% lượng khách hàng gọi món và 33% doanh số. Giảm 49% chi phí thay đổi menu. Tăng 33% khách hàng sẽ trở lại của hàng

- Order qua website

Một trang web cho phép khách hàng đặt bàn ăn và đặt hàng trực tuyến. Điều này không chỉ giúp Nhà hàng tiếp cận với những người thích ăn ở nhà mà còn giúp bạn tăng doanh thu khi mọi người thường đặt hàng món ăn cho cả gia đình thay vì chỉ cho mình.

Theo báo cáo của Euromonitor, tốc độ tăng trưởng trung bình của thị trường đặt món trực tuyến là 11% mỗi năm. Riêng thị trường đặt món trực tuyến ở Việt Nam hiện có giá trị khoảng 33 triệu USD và dự báo sẽ đạt hơn 38 triệu USD vào năm 2020. Thị trường này còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp như Now tập trung phát triển mà chưa cần tính tới lấn sang dịch vụ khác.

Mọi người thích đăng hình ảnh của món ăn trên MXH và xem lại các món ăn. Kkhách hàng đánh giá tích cực và đăng hình ảnh các món ăn giúp Nhà hàng tiếp cận khách hàng tiềm năng, làm cho người khác biết tên nhà hàng và điều này ảnh hưởng đến sự lựa chọn của họ.

- Chương trình chăm sóc khách hàng

Có chương trình khách hàng thân thiết giúp nhà hàng thu hút khách hàng hiện tại đến thường xuyên hơn bằng cách đưa ra các phiếu giảm giá hoặc giảm giá đặc biệt phù hợp.

CHƯƠNG 5. HIỆU QUẢ VÀ THÁCH THỨC NGÀNH 1. Hiệu quả

Kết quả kinh doanh năm 2010:

Thống kê của Vụ khách sạn (TCDL) các Sở VHTTDL cho thấy năm 2010 cả nước có 12.352 cơ sở lưu trú ( tăng 7.7% so với năm 2009) với 237.111 buồng ( tăng 9.4% so với năm 2009). Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Số lượng cơ sở 10.406 11.467 12.352 13.756 15.381 Tăng trưởng (%) 14,6 10,2 7,7 11,4 11,8 Số buồng 202.776 216.675 237.111 256.739 277.661 Tăng trưởng (%) 13,7 6,9 9,4 8,3 8,1

(Nguồn: Tổng hợp theo số liệu Vụ Khách sạn (TCDL) các Sở VHTTDL)

2. Dự báo sự phát triển và thách thức đối với ngành trong thời gian tới

2.1. Triển vọng phát triển

Du lịch và sự ảnh hưởng từ những làn sóng nước ngoài, cùng với sự thay đổi về Kinh tế, ở Việt Nam thị trường ngành Dịch vụ ăn uống cũng có nhiều thay đổi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Với mức sống của người dân ngày một cao trong đời sống hiện đại, kéo theo văn hóa thưởng thức ẩm thực cũng trở nên cao cấp hơn. Việc đãi tiệc nhà hàng, ăn nhà hàng… đã trở nên rất phổ biến. Với 93 triệu dân, Việt Nam trở thành 1 thị trường béo bở cho các dịch vụ ăn uống phát triển, bao gồm nhiều nhà hàng, khách sạn liên tục được mở ra, nhất là tại những thành phố lớn như: TP.HCM, Đà Nẵng,…

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các nhà hàng – quán ăn tại Việt Nam phát triển 1 cách rất mạnh mẽ.

Do tác động của nhiều yếu tố từ Du lịch, Kinh tế, Văn hóa,… so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì thị trường ngành ăn uống Việt Nam ở từng thời điểm có những đặc điểm khác nhau.

Thị trường ngành trở nên sôi động hơn, bởi các hệ thống khách sạn, nhà hàng, quán ăn có cơ sở vật chất hiện đại, thiết kế độc đáo làm không gian thưởng thức ẩm thực thêm phần mới mẻ và tiện nghi hơn. Từ bình dân đến hạng cao cấp nhất được mở ra không ngừng, nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức của từng người.

Song, những nhà hàng, khách sạn có mô hình kinh doanh hiệu quả như: theo phong cách Nhật, châu Âu, Hàn, Mỹ… cũng được nhiều người lựa chọn.

2.2. Thách thức đối với ngành

Những lĩnh vực như chứng khoán, bất động sản nhiều năm nay rơi vào khó khăn, nhưng ngành thực phẩm, đồ uống vẫn duy trì được sức sống. Cõ lẽ cũng bởi những nhu cầu về việc sinh hoạt, ăn uống không thể cắt giảm dù có suy giảm kinh tế hay thiếu hụt tiền dư để đầu tư v.v. Không chỉ vậy, ngành dịch vụ ăn uống ngày nay vẫn nằm trong top 3 các ngành được dòng đầu tư đổ vào ngày càng nhiều và tăng nhanh hơn.

Tình trạng phát triển tự phát, manh mún của các cơ sở dịch vụ llưu trú và ăn uống nhỏ. Nguồn nhân lực của các cơ sở lưu trú và ăn uống vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu. Hệ thống các dịch vụ bổ sung như dịch vụ giải trí, dịch vụ. Hàng lưu niệm, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ…chưa phong phú, quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách. Về cơ sở vật chất các khách sạn nhỏ đa số được thiết kế chưa chuyên nghiệp, trang thiết bị chưa đúng tiêu chuẩn. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch còn chậm phát triển và thiếu đồng bộ.

Công tác xúc tiến du lịch triển khai chậm; hoạt động quảng bá, tuyên truyền du lịch thiếu chiến lược lâu dài, tính chuyên nghiệp chưa cao. Công tác phối hợp gia các ngành chức năng và chính quyền địa phương trong quản lý hoạt động kinh doanh du lịch còn chưa chặt chẽ.

CHƯƠNG 6. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG

1. Giải pháp về quy hoạch phát triển du lịch:

Đối với quy hoạch tổng thể cần có sự phối hợp với Viện quy hoạch phát triển du lịch (Tổng cục du lịch) tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020; điều chỉnh các chỉ tiêu sao cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay. Trong việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch chiến lược phát triển các cơ sở lưu trú và ăn uống chất lượng cao cần được chi tiết, chỉ đạo công tác thực hiện quy hoạch chi tiết về các cơ sở lưu trú du lịch chặt chẽ.

2. Giải pháp về quản lý nhà nước

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các loại hình dịch vụ trên địa bàn, đặc biệt là dịch vụ lưu trú, quản lý chặt chẽ sau cấp giấy phép các doanh nghiệp tư nhân. Trong lĩnh vực lưu trú, cần duy trì kế hoạch thẩm định, tái thẩm định khách sạn nhằm phát hiện, nhắc nhở giúp doanh nghiệp chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót trong kinh doanh. Thực hiện tốt sự phối hợp giữa các ngành để thường xuyên kiểm tra, thanh tra để xem xét thực chất hoạt động của các doanh nghiệp và có biện pháp chế tài đủ mạnh để xử lý những doanh nghiệp vi phạm về chất lượng dịch vụ du lịch.

3. Nhóm giải pháp về thị trường

Cơ sở lưu trú và ăn uống phải xác định đúng, chính xác thị trường mục tiêu mà cơ sở lưu trú hướng đến, tập trung nghiên cứu thị trường mục tiêu, tìm hiểu những đặc điểm tâm lý, sở thích, nhu cầu, mục đích chuyến đi du lịch của thị trường khách hàng này. Dựa vào kết quả nghiên cứu về thị trường khách mục tiêu để đưa ra những loại hình sản phẩm, dịch vụ, phong cách phục vụ phù hợp. Thường xuyên điều tra khách để biết được đánh giá của họ về dịch vụ của cơ sở lưu trú vă ăn uống để ngày càng hoàn thiện hơn sản phẩm, dịch vụ mà khách sạn cung cấp và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ của cơ sở lưu trú vă ăn uống. Đẩy mạnh hợp tác với các công ty lữ hành trong và ngoài nước nhằm không ngừng tăng thị phần khách du lịch.

4. Nhóm giải pháp về quy mô, loại hình cơ sở lưu trú và ăn uống

Ưu tiên phát triển các cơ sở lưu trú cao cấp nhằm phục vụ đối tượng khách có thu nhập cao, du khách quốc tế. Phát triển các khách sạn 2 sao đến 5 sao, thông qua các kênh thông tin để kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư vào. Khuyến khích, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các khách sạn có điều kiện mở rộng, nâng cấp thành các khách sạn 3 sao đến 5 sao, nâng cấp quỹ khách sạn được xếp hạng.Đa dạng hoá các loại hình lưu trú đặc biệt chú trọng vào các loại hình lưu trú kiểu kiến trúc hiện đại như biệt thự, khu nghỉ dưỡng…

5. Nhóm giải pháp về tài chính:

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách đầu tư nước ngoài theo hướng tạo một mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và nước ngoài. Xây dựng chính sách ưu tiên đối với các tập đoàn đa quốc gia. Tăng cường công tác tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư, kết hợp với các cơ quan ngoại giao để tăng cường vận động đầu tư. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, xu hướng đầu tư trên thế giới và trong khu vực, các cơ chế hợp tác song phương và đa phương về đầu tư và kinh nghiệm thu hút đầu tư của các doanh nghiệp khác trên thế giới và ở địa phương.

6. Nhóm giải pháp về chất lượng và số lượng phòng:

Cần bố trí không gian phòng hợp lý, tạo hệ thống ánh sáng trong phòng vừa đủ và phù hợp với khách. Công tác nâng cấp hoặc thay mới các trang thiết bị sử dụng tại phòng đã bị cũ, thường xuyên hư hỏng, chú trọng hơn nữa đối với các vật dụng cá nhân cần thiết như khăn tắm, kem đánh răng, … phải được thay mới cho từng ngày và từng lượt khách để đảm bảo công tác vệ sinh. Nâng cao hơn nữa khả năng giải quyết những thắc mắc của khách, nhân viên khách sạn cần có những phương pháp xử lý khéo léo, nhanh chóng và kịp thời khi khách có kiến nghị và phàn nàn. Đối với công tác quản lý của khách sạn, các khách sạn cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để cung cấp cho khách một phòng ngủ đảm bảo chất lượng cao nhất.

Các cơ sở lưu trú cần chú trọng vào việc phát triển các dịch vụ bổ sung như dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ giải trí, dịch vụ hàng lưu niệm và nghiên cứu để đưa ra các loại hình dịch vụ mới.

KẾT LUẬN

Có thể nói, ngành kinh doanh dịch vụ cơ sở lưu trú và ăn uống đang ngày càng phát triển với nhiều tiềm năng và cơ hội mở rộng cho cả các doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Bên cạnh những lợi thế mà ngành này mang lại thì bên cạnh đó là những rào cản, bất cập trong tình trạng cạnh tranh nội bộ trong ngành và cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài như hiện nay có thể thấy được rõ ràng. Để phá bỏ được các rào cản đó, các doanh nghiệp đầu ngành cũng như các bộ ban ngành nhà nước liên quan cần thấu hiểu vấn đề, làm rõ và vạch ra những kế hoạch cụ thể trong dài hạn để có thể khắc phục được các yếu điểm, phát triển được các điểm mạnh, qua đó gia tăng sức cạnh tranh, mở rộng thêm nhiều cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước cho ngành kinh doanh cơ sở lưu trú và ăn uống.

Một ngành có sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cao thì chứng tỏ đó là ngành có nhiều tiềm năng và xứng đáng đầu tư. Nếu theo đà phát triển hiện nay cùng với những hoạt động đổi mới và khắc phục theo kế hoạch, dự kiến ngành kinh doanh này sẽ còn tiếp tục phát triển và khởi sắc hơn nữa, đem lại nhiều lợi nhuận và đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nước nhà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Dịch vụ lưu trú là gì?Tổng quan về dịch vụ lưu trú tại Việt Nam (Đình Anh Vũ, 03/4/2018)

https://www.cet.edu.vn/quan-tri-nha-hang-khach-san/thuat-ngu/dich-vu-luu-tru

- Khái niệm và đặc điểm kinh doanh của nhà hàng (Mr.Luân, 24/3/2015) https://luanvanaz.com/khai-niem-va-dac-diem-kinh-doanh-cua-nha-hang.html - Lý thuyết về kinh doanh khách sạn và kinh doanh ăn uống trong khách sạn https://123doc.org/document/621327-ly-thuyet-ve-kinh-doanh-khach-san-va-kinh- doanh-an-uong-trong-khach-san.htm

- Đặc điểm thị trường ngành dịch vụ ăn uống tại Việt Nam (Harris, 21/8/2018) https://topmeohay.com/meo-an-uong/dia-diem-an-uong/dich-vu-an-uong-tai-viet- nam/

- Now lấy công làm thủ trong thị trường giao nhận (Huy Vũ)

https://m.bizlive.vn/kinh-doanh/now-lay-cong-lam-thu-trong-thi-truong-giao-nhan- 3473808.html

- Lợi ích của menu điện tử (TH)

https://thebutton.io/loi-ich-cua-menu-dien-

tu/?__hstc=182384824.2c9264c0c3b4025db883bb5b86de3600.1552842801249.155 2842801249.1552842801249.1&__hssc=182384824.1.1552842801250&__hsfp=59 5512226

- Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội

https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=18786 - Cạnh tranh ngày càng gay gắt trong dịch vụ lưu trú (Lan Phương, 23/7/2017) https://bnews.vn/canh-tranh-ngay-cang-gay-gat-trong-dich-vu-luu-tru/51781.html

- Quyết định: Phê duyệt đề án đổi mới công tác quản lý thuế đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, du lịch và ăn uống trên địa bàn các tỉnh.

Một phần của tài liệu tiểu luận tổ chức ngành báo cáo cạnh tranh trên thị trường kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống năm 2010 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w