Các chính sách của chính phủ

Một phần của tài liệu tiểu luận tổ chức ngành báo cáo ngành xây dựng 2010 (Trang 32 - 34)

VI. MỘT SỐ GIẢI PHÁP & ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN

1. Các chính sách của chính phủ

Ngành xây dựng Việt Nam sau một giai đoạn bùng nổ đã có cơ hội cọ xát, học hỏi những doanh nghiệp hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới, một cơ hội hiếm hoi không đến với nhiều quốc gia khác. Trong giai đoạn này, chính sách của chính phủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển. Sau đây là một số giải pháp đưa ra:

• Chính sách bảo hộ:

Ưu tiên doanh nghiệp trong nước trước sự cạnh tranh của doanh nghiệp nước ngoài. Hiện nay, trước sự gia nhập các tổ chức quốc tế, chính sách mở cửa, thị trường xây dựng đã có nhiều hơn sự xuất hiện của doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp nước ngoài có nhiều ưu thế so với các doanh nghiệp trong nước về mặt khoa học, công nghệ-kĩ thuật, lao động, vốn,…dẫn đến năng lực cạnh tranh tốt hơn, chiếm lĩnh thị trường, gây áp lực lên ngành xây dựng trong nước.

Chính phủ nên có những chính sách bảo hộ với doanh nghiệp trong nước, ưu tiên hơn trong các cuộc cạnh tranh giữa công ty xây dựng nước ngoài và công ty xây dựng trong nước để các công ty trong nước có cơ hội phát triển. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước được thuận lợi về bảo lãnh, vay vốn, miễn giảm thuế…

Áp dụng chính sách tránh đánh thuế với doanh nghiệp nước ngoài, hạn chế doanh nghiệp xây dựng nước ngoài được thầu những công trình quan trọng thay vào đó lựa chọn doanh nghiệp trong nước. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu phát triển để đảm bảo năng lực cạnh tranh bền vững cho ngành Xây dựng Việt Nam.

Giảm thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính trong ngành xây dựng còn rườm ra, gây lãng phí thời gian và tiền bạc, tạo cơ hội cho tham nhũng, hối lộ. Một số dự án bị thoái vốn do tốn thời gian xử lý hồ sơ; khó khăn trong việc nhận thầu do những điều khoản khó khăn trong thủ tục; những điều kiện ngặt nghèo để thành lập doanh nghiệp … Những vẫn nhức nhối trên cũng gây cản trở lớn cho sự phát triển của ngành.

Chính phủ cần có biện pháp cắt giảm những thủ tục hành chính không cần thiết, đơn giản hóa thủ tục để tiết kiệm thời gian, chi phí. Chính phủ cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng, Hiệp hội Xây dựng để quản lý sát sao hơn, xử lý những vướng mắc phát sinh trong thủ tục hành chính.

Định hướng phát triển

Những cơ hội mở ra cho ngành xây dựng cần được nắm bắt và tận dụng một cách kịp thời, hợp lý. Trách nhiệm to lớn của chính phủ trong việc phát triển ngành xây dựng là cần xác định phương hướng, mục tiêu rõ ràng cho ngành.

Xác định phương hướng rõ ràng, đề ra mục tiêu cụ thể cho ngành: Có chính sách phù hợp khuyến khích doanh nghiệp xây dựng Việt Nam chuyên môn hoá sản phẩm. Cần phải có những doanh nghiệp xây dựng chuyên sâu về nhà ở, hoặc về công trình bệnh viện, trường học hoặc một loại công trình công nghiệp hay hạ tầng nào đó. Như vậy, nguồn lực sẽ được tập trung. Truyền thông rộng rãi về chính sách khuyến khích phát triển thị trường xây dựng ra nước ngoài nhằm thúc đẩy sự phấn đấu tự hoàn thiện theo chuẩn mực quốc tế của doanh nghiệp và người lao động trong ngành xây dựng.

Một phần của tài liệu tiểu luận tổ chức ngành báo cáo ngành xây dựng 2010 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w