Hoạt động M&A:

Một phần của tài liệu tiểu luận tổ chức ngành báo cáo về thị trường ngành sữa ở việt nam (Trang 27 - 30)

Trong thời gian gần đây, hoạt động M&A tại Việt Nam đang có những bước tiến mạnh mẽ. Theo Capital IQ, nếu năm 2008 có 92 giao dịch M&A, thì đến năm 2012, con số này đã lên tới 308 giao dịch. Một điểm đặc biệt phản ánh tính mùa vụ của hoạt động M&A là đa phần thương vụ diễn ra vào nửa cuối các năm. KPMG năm 2013 khảo sát

trên 400 nhà đầu tư tài chính và chiến lược tại Việt Nam cho kết quả, trong số các ngành hàng được xem xét, 57% cho rằng, hoạt động M&A trong ngành thực phẩm và đồ uống thu hút được sự quan tâm nhất.

Trong xu hướng các nhà đầu tư ưu tiên lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, ngành sữa Việt Nam với tiềm năng phát triển cao sẽ là điểm hút M&A. Hoạt động M&A trong ngành sữa tại Việt Nam diễn ra sôi động ngay từ đầu những năm 2000 và những năm trở lại đây phát triển tốt hơn với chủ trương chiến lược rõ ràng của các doanh nghiệp thâu tóm và bị thâu tóm. Xu hướng M&A trong ngành sữa Việt Nam là M&A theo chiều dọc hướng tới những phân khúc cao hơn trong chuỗi giá trị và M&A theo chiều ngang để tăng thị phần, sở hữu nguồn nguyên liệu, đặc biệt là tài nguyên đất.

Vinamilk và một số trường hợp tiêu biểu. Tiền thân là Công ty sữa, café Miền Nam trực thuộc Tổng cục Công nghiệp thực phẩm, năm 2003, Công ty được cổ phần hóa và chuyển đổi hình thức công ty cổ phần. Liên tiếp những năm sau đó, Vinamilk thực hiện chiến lược M&A theo chiều ngang với việc mua lại cổ phần của nhiều công ty sữa nhỏ từ Nam ra Bắc.

Cụ thể, năm 2004, Vinamilk thâu tóm Công ty cổ phần Sữa Sài Gòn. Năm 2005, Công ty mua lại cổ phần còn lại của đối tác liên doanh - Công ty liên doanh Sữa Bình Định và đổi tên công ty này thành Nhà máy Sữa Bình Định. Năm 2007, Công ty tiến hành mua cổ phần chi phối 55% của Công ty Sữa Lam Sơn và đổi tên công ty này thành Công ty cổ phần Sữa Lam Sơn.

Với hàng loạt động thái M&A nói trên, Vinamilk tăng sức ảnh hưởng rõ rệt với việc mở rộng thị phần, doanh thu và giá trị. Tính đến hết năm 2012, doanh thu của Vinamilk đạt trên 27.000 tỷ đồng, chiến 40% thị phần sữa Việt Nam (Chinh 2012).

Năm 2010 đánh dấu cột mốc mới trong hoạt động M&A của Vinamilk khi Công ty tiến hành đầu tư ra nước ngoài, góp 19,3% vốn điều lệ xây dựng Nhà máy Sản xuất sữa Miraka ở New Zealand. Vinamilk trở thành doanh nghiệp Việt Nam tiên phong đầu tư sang thị trường sữa nước ngoài. New Zealand có vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu phù hợp cho việc chăn nuôi bò sữa và không bao lâu quốc gia này đã trở thành nước xuất khẩu sữa nhiều nhất vào thị trường Việt Nam.

Việc tiến hành M&A theo chiều dọc giúp Vinamilk tiến sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất sữa, tận dụng hiệu quả kinh tế theo chiều dọc (Economies of Vertical

Integration), đảm bảo nguồn cung sữa cho thị trường trong nước không bị gián đoạn. Bên cạnh đó, việc tiên phong đầu tư ra thị trường nước ngoài của Vinamilk cũng được giới đầu tư nước ngoài đánh giá cao, cho dù kết quả khoản đầu tư này chưa thể xác định, nhưng danh tiếng cũng như thương hiệu của Vinamilk đã tăng đáng kể sau thương vụ này.

Đến cuối năm 2013, một lần nữa Vinamilk quyết định đầu tư 7 triệu USD sang Mỹ mua lại doanh nghiệp phân phối sữa Driftwood Dairy, Mỹ - doanh nghiệp chuyên sản xuất phân phối các sản phẩm sữa tại bang California. Việc mua lại Driftwood Dairy đánh dấu sự xuất hiện của Vinamilk tại thị trường 300 triệu dân, với nhu cầu sử dụng sữa hàng đầu thế giới. Với chiến lược M&A bài bản, kết hợp chiều dọc và chiều ngang, mở rộng thị trường, bổ sung nguồn lực, hoàn thiện chuỗi cung ứng, nâng cấp chuỗi giá trị, Vinamilk có thể sẽ có những bước đi xa hơn trong hoạt động M&A.

TH True Milk được nhắc nhiều đến với dự án trang trại bò sữa rộng 37.000 ha, với tổng đàn trên 35.000 con tại Nghệ An và mục tiêu đến năm 2017 chiếm 50% thị phần sữa tươi Việt Nam. Tháng 6/2014, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cùng với Nutifood đã ký biên bản hợp tác xây dựng dự án tổ hợp chăn nuôi bò, nhà máy chế biến sữa tại Việt Nam-Lào.

Theo đó, Hoàng Anh Gia Lai sẽ tận dụng nguồn nguyên liệu thức ăn hiện có xây dựng đàn bò sữa Australia 116.000 con, với khả năng cung cấp khoảng 1,2 triệu lít sữa 1 ngày. Và Nutifood sẽ xây dựng 1 nhà máy chế biến sữa nước tại Tây Nguyên quy mô 5000 tỷ đồng đảm bảo đầu ra cho toàn bộ sản phẩm của Hoàng Anh Gia Lai. Đây được coi là mô hình liên kết kiểu mẫu về hoàn thiện một chuỗi giá trị giữa bên có tài nguyên dồi dào và bên có kinh nghiệm thị trường đảm bảo đầu ra cho sản phẩm

Một phần của tài liệu tiểu luận tổ chức ngành báo cáo về thị trường ngành sữa ở việt nam (Trang 27 - 30)