+ Phương pháp đường chuyền đa giác;
+ Phương pháp giao hội giải tích (phía trước, sau, bên cạnh); + Phương pháp cực.
8.2.1. Phương pháp đường chuyền đa giác
Ở khu vực có nhiều địa vật hoặc độ phủ thực vật dày đặc, khó thông tuyến, thường sử dụng phương pháp đường chuyền cạnh ngắn khép kín hoặc phù hợp để xác định tim kênh và công trình; Các bước tiến hành theo thứ tự như sau:
Theo đọa độ X, Y của các điểm thiết kế bán kính cong R tại các tuyến ngoặt, góc ngoặt S¡, giải bài toán ngược trắc địa: Xác định chiều dài S¡ và góc phương hướng œ, góc kẹp Bị.
Sử dụng các máy toàn đạc thông thường và thước thép hoặc toàn đạc điện tử tùy theo độ chính
xác và phương tiện có được xác định vị trí các điểm tim ngoài thực địa. Đánh dấu, đúc mốc, quy tâm chính xác đến cm.
Đo chiều dài theo hai chiều thuận nghịch với độ chính xác mS/S < 1/6000 (theo tiêu chuẩn thiết
kế hệ thống kênh tưới TCVN 4118).
Đo góc theo phương pháp toàn đạc với sai số trung phương mạ +10” (tương đương tuyến đường
chuyền cấp 2).
Bình sai theo phương pháp gián tiếp có điều kiện, tham khảo ở B.1 trong Phụ lục B).
8.2.2 Phương pháp giao hội
Ở khu vực có đội chia cắt địa hình phức tạp, nhiều đổi núi, sử dụng phương pháp giao hội giải
tích để xác định tim kênh và công trình trên kênh; Các bước thứ tự tiến hành giao hội như sau:
- Đánh dầu điểm tim ngoài thực địa như phương pháp đường chuyền.
- Chọn các điểm khống chế cấp 1 (giải tích 1, đường chuyền cấp 1) làm các điểm cơ sở để giao
hội tim tuyến kênh với số lượng như sau: Giao hội phía trước 3 điểm, giao hội bên cạnh 2 điểm và 2 điểm kiểm tra, giao hội phía sau 3 điểm cơ sở và 1 điểm cơ sở kiểm tra.