Xuất khung quản lý Nhà nước với Uber và các dịch vụ tương tự ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với dịch vụ vận tải hành khách hỗ trợ bởi ứng dụng công nghệ (Trang 40 - 47)

Theo xu hướng ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh và quản lý làm tăng hiệu quả kinh tế cũng như mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và xã hội nên các cơ quan QLNN cần tạo điều kiện cho phép Uber và các công ty cung cấp giải pháp công nghệ tương tự được hoạt động trên cơ sở điều chỉnh hệ thống quy định về quản lý nhà nước thay vì bắt họ phải tuân thủ các quy định hiện hành. Cụ thể, coi hình thức kinh doanh vận tải hành với sự hỗ trợ của ứng dụng công nghệ là loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng hợp đồng điện tử.

Từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn hoạt động ở Việt Nam, luận văn đưa ra đề xuất như sau về quy định quản lý nhà nước đối với Uber và các dịch vụ tương tự:

• Không cần sửa đổi Luật Giao thông Đường bộ 23/2008/QH12 vì Điều 66 của Luật đã có quy định về các loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô, trong đó có loại hình về “kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định được thực hiện theo hợp đồng vận tải”.

Đồng thời, luật đã qui định dịch vụ kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng mà Hợp đồng dịch vụ vận tải hành khách sử dụng ứng dụng công nghệ như Uber và Grab ở đây được hiểu là hợp đồng điện tử.

• Điều chỉnh, bổ sung Nghị định 86/2014/NĐ-CP và Thông tư 63/2014/TT-BGTVT và Thông tư liên tịch 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT theo hướng sau:

Thứ nhất, bổ sung định nghĩa doanh nghiệp cung cấp ứng dụng công nghệ kết nối dịch vụ

vận tải là doanh nghiệp sử dụng một nền tảng công nghệ trực tuyến (online-enabled platform) để kết nối hành khách với phương tiện vận tải là ô tô. Đặt tên gọi cho các doanh nghiệp này là doanh nghiệp công nghệ kết nối vận tải. (Nhiều bang và thành phố ở Hoa Kỳ trong nỗ lực áp đặt khung quản lý nhà nước mới lên loại hình này đã gọi các doanh nghiệp này là công ty mạng lưới vận tải – Transportation Network Company hay TNC). Việc này nhằm phân biệt rõ ràng giữa DN sử dụng công nghệ trực tuyến kết nối vận tải với các DN kết nối vận tải không sử dụng công nghệ kết nối, hỗ trợ hành khách khác đã qui định trong pháp luật.

Thứ hai, DN công nghệ kết nối vận tải phải là DN được đăng ký thành lập ở Việt Nam theo Luật Doanh nghiệp. Đây là một điều kiện bắt buộc để DN công nghệ kết nối vận tải có thể thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ khi kinh doanh hợp pháp ở Việt Nam.

Thứ ba, định nghĩa kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử là kinh doanh

vận tải không theo tuyến cố định và được thực hiện theo hợp đồng vận tải dưới dạng điện tử giữa người thuê vận tải và DN công nghệ kết nối vận tải. Việc bổ sung thêm định nghĩa mới này để thể hiện mối quan hệ hợp pháp mà giữa đơn vị kết nối với khách hàng.

Thứ tư, khi người thuê vận tải sử dụng ứng dụng công nghệ để đặt xe, rồi ứng dụng kết

nối với xe sẵn sàng đến đón cùng với việc hiển thị rõ ràng về loại xe, người lái xe, chặng đường và giá (chọn gói hay theo km), rồi yêu cầu đặt xe được chấp thuận thì có nghĩa là hợp đồng điện tử đã được ký kết. Đề xuất nhằm định nghĩa rõ ràng các yêu cầu cụ thể để hợp đồng kết nối được xem là đã ký kết đúng pháp luật.

Thứ năm, người thuê vận tải (bên A của hợp đồng điện tử) thanh toán tiền cho DN công

gián tiếp qua người lái xe (nếu bằng tiền mặt). Việc này thể hiện hình thức thanh toán chi phí vận chuyển giữa DN kết nối và khách hàng bằng qua thẻ hoặc tiền mặt. Đồng thời, người lái xe được sự uỷ quyền của DN kết nối và sự đồng ý của khách hàng thu phí vận chuyển bằng tiền mặt.

Thứ sáu, DN công nghệ kết nối vận tải phải thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng

vận tải điện tử và mua bảo hiểm đầy đủ.Đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp công nghệ kết nối vận tải đối với hành khách thuê vận tải. DN công nghệ kết nối vận tải không thể chuyển giao trách nhiệm và nghĩa vụ này cho chủ xe/lái xe. Đây là quy định về an toàn đối với loại dịch vụ vận tải hành khách mới này. Việc này là trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp công nghệ kết nối vận tải đối với hành khách thuê vận tải. DN công nghệ kết nối vận tải không thể chuyển giao trách nhiệm và nghĩa vụ này cho chủ xe/lái xe. Đây là quy định về an toàn đối với loại dịch vụ vận tải hành khách mới này.

Thứ bảy, DN công nghệ kết nối vận tải ký kết hợp đồng với các cá nhân, hộ và doanh

nghiệp kinh doanh vận tải hành khách để thực hiện hoạt động vận tải hành khách theo ủy thác. DN công nghệ kết nối vận tải thanh toán cho các cá nhân, hộ và doanh nghiệp vận tải hành khách theo tỷ lệ % của giá trị hợp đồng điện tử với hành khách theo thỏa thuận hợp đồng. Điều này xác nhận giao dịch hợp pháp giữa DN kết nối với đối tác cung cấp phương tiện vận tải và mức thù lao theo tỷ lệ % thoả thuận giữ hai bên.

Thứ tám, Các hộ kinh doanh và doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách ký hợp đồng

với DN tham gia cung cấp dịch vụ phải thỏa mãn các điều kiện chung về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và có giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô hay là thành viên của tổ chức có giấy phép này. Đây là quy định nhằm đảm bảo kinh doanh bình đẳng giữa các loại hình vận tải hành khách.

Thứ chín, DN công nghệ kết nối vận tải đóng thuế GTGT đầu ra trên tổng giá trị của hợp

đồng điện tử (và được hoàn thuế GTGT đầu vào), và đóng thuế TNDN của phần thu nhập mà mình được hưởng. Tuy nhiên, cho tính chất mới của loại hình này, thuế suất (cho cả thuế GTGT và thuế TNDN) áp dụng có thể là mức quy tính theo tỷ lệ % của tổng giá trị hợp đồng điện tử theo quy định của Bộ Tài chính. Việc này xác định tỷ lệ % thuế GTGT và thuế TNDN dành cho DN kết nối.

Thứ mười, giá cước được các hộ kinh doanh và DN kinh doanh vận tải hành khách kê

khai và niêm yết (kể cả mức tăng giá vào giờ cao điểm hay sau 22 giờ đêm) theo đúng qui định. Việc này đảm bảo thông tin về giá cước được đăng ký, công khai tránh việc bất cân xứng thông tin về giá cước của giao dịch này.

Ngoài ra, trong thời gian thực hiện các đề án thí điểm về ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải hành khác, Bộ GTVT cũng cần lấy kinh nghiệm của loại hình này để đổi với các quy định quản lý áp dụng cho loại hình vận tải taxi và vận tải hành khác bằng hợp đồng truyền thống. Hướng đổi mới quản lý nhà nước là không kiểm soát gia nhập thị trường và không kiểm soát giá; tập trung quản lý nhà nước vào việc đảm bảo an toàn cho khách hàng, minh bạch thông tin và môi trường cạnh tranh bình đẳng.

CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN

Hầu hết các thành phố, quốc gia trên thế giới đều không xem dịch vụ Uber đơn thuần là một ứng dụng công nghệ và không phải chịu điều chỉnh của luật/qui định về dịch vụ vận tải. Chỉ có một số ít thành phố coi Uber hoàn toàn là dịch vụ vận tải như taxi và buộc Uber phải tuân thủ các khung QLNN như taxi.Trong những tình huống này, phản ứng của Uber là không tuân thủ và kết quả là dịch vụ Uber bị cấm hoạt động.

Đa số các thành phố coi Uber là một hình thức kinh doanh mới, không hoàn toàn là một dịch vụ ứng dụng công nghệ cũng không hoàn toàn là một dịch vụ vận tải truyền thống. Các cơ quan QLNN đã xây dựng và áp dụng một khung quản lý nhà nước mới để điều tiết dịch vụ Uber như lái xe phải đăng ký hành nghề với những tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau, chủ xe phải đăng ký để được cấp phép kinh doanh vận tải, kê khai và nộp thuế đầy đủ… Trước những điều chỉnh của cơ quan quản lý nhà nước của các quốc gia khác nhau, Uber sẽ đàm phán và tuân thủ nếu muốn tiếp tục kinh doanh tại thị trường này.

Nhằm bảo vệ các bên tham gia vào dịch vụ vận tải hành khách được hỗ trợ bởi ứng dụng công nghệ, cơ quan QLNN Việt Nam phải điều chỉnh luật/quy định hiện hữu và/hay ban hành luật/quy định mới cho loại hình này như: công nhận dịch vụ kinh doanh vận tải hành khách mới này là dịch vụ vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử. Các đối tác tham gia vào dịch vụ mới này phải tuân thủ các điều kiện nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách, quyền và nghĩa vụ của lái xe, đăng ký công khai giá cước và đặc biệt là đảm bảo qui hoạch phát triển giao thông đô thị của từng địa phương nơi có hoạt động kinh doanh mới này. Cụ thể, cơ quan QLNN đã xây dựng và áp dụng thí điểm một khung quản lý để điều tiết dịch vụ này bằng Quyết định số 24/QĐ-BGTVT ban hành ngày 07/01/2016 của Bộ GTVT về việc thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng bên cạnh Nghị định số 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đã ban hành ngày 10/9/2014. Việc áp dụng thí điểm khung QLNN này sẽ tạo tiền đề cho việc xây dựng và ban hành một khung QLNN chính thức công nhận dịch vụ Uber/các dịch vụ tương tự là một hình thức kinh doanh mới được pháp luật công nhận./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Anh Trọng (2017) – “ĐBQH Dương Trung Quốc đề nghị Chính phủ trả lời về Grab, Uber” truy cập ngày 03/07/2017 tại địa chỉ http://www.tienphong.vn/kinh-te/dbqh- duong-trung-quoc-de-nghi-chinh-phu-tra-loi-ve-grab-uber-1163609.tpo

2. Công văn số 34/2014/HH-CV (2014), Đề nghị tạm dừng hoạt động đối với taxi Uber của Hiệp hội Vận tải Hà Nội.

3. Công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh (2017) – “Đề án thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng và taxi”

4. Du Lam (2014) –“CEO Uber có thể ngồi tù 2 năm tại Hàn Quốc” - truy cập ngày 09/07/2017 tại địa chỉ http://ictnews.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep/ceo-uber-co-the-ngoi- tu-2-nam-tai-han-quoc-122231.ict

5. Gia Văn (2015), Kiến nghị tạm dừng hoạt động taxi Uber, Grab, truy cập ngày 21/11/2015 tại địa chỉ: http://m.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/269481/kie-n-nghi--ta-m-du-ng- hoa-t-do-ng-taxi-uber--grab.html

6. Hoàng Lan (2014), Singapore sẽ quản lý Uber như thế nào?, truy cập ngày 21/11/2015 tại địa chỉ: http://vnreview.vn/tin-tuc-kinh-doanh/- /view_content/content/1412946/singapore-se-quan-ly-uber-nhu-the-nao

7. Hiệp hội Taxi Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Các thành viên hiệp hội, truy cập ngày 19/11/2015 tại địa chỉ: http://www.taxihochiminhcity.com/hiep-hoi-taxi.html

8. Hà Tường (2017) – “Trận chiến thế kỷ giữa Uber và taxi tại London” – truy cập ngày 09/07/2017 tại địa chỉ http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/tran-chien-the-ky- giua-uber-va-taxi-tai-london-3610802.html

10.Mạnh Đức (2017) – “Uber lại gặp rắc rối pháp lý ở Pháp” – truy cập ngày 05/07/2017 tại địa chỉ http://nhipcaudautu.vn/cong-nghe/uber-lai-gap-rac-roi-phap-ly-o-phap- 3319484/

11.Nghị định 86/2014/NĐ-CP (2014), Về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô.

12.Nguyễn Quế An (2016) – “Grab, Uber phá vỡ quy hoạch taxi”- Thanh nien online – truy cập ngày 04/01/2017 tại địa chỉ http://thanhnien.vn/kinh-doanh/grab-uber-pha-vo-quy- hoach-taxi-780310.html

13.PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa (2011) – “Giáo trình Pháp luật đại cương” – Nhà xuất bản công an nhân dân.

14.Pha Lê trích dẫn từ Tri Thức Trẻ (2014), Dịch vụ taxi Uber: Xung đột nảy lửa giữa các luồng quan điểm, truy cập ngày 21/11/2015 tại địa chỉ: http://vitalk.vn/threads/dich-vu- taxi-uber-xung-dot-nay-lua-giua-cac-luong-quan-diem.1683754/

15.Phương Dung (2017) – “Thu thuế của Uber: "Họ quá thông minh nên họ phải được lợi" truy cập ngày 21/02/2017 tại địa chỉ http://dantri.com.vn/kinh-doanh/thu-thue-cua-uber- ho-qua-thong-minh-nen-ho-phai-duoc-loi-20170221180736606.htm

16.Quyết định số24/QĐ-BGTVT (2016) Về việc thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng.

17.Quang Thắng - Thái Nguyễn (2017) – “Uber được thông qua đề án thí điểm gọi xe tại Việt Nam” truy cập ngày 10/04/2017 tại địa chỉ http://news.zing.vn/uber-duoc-thong-qua- de-an-thi-diem-goi-xe-tai-viet-nam-post736231.html

18.S.Chiavo-Campo và P.S.A. Sundaram (2003) – “Phục vụ và duy trì: Cải thiện hanh chính công trong một thế giới cạnh tranh” – Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

19.Thông tư 63/2014/TT-BGTVT (2014), Qui định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô vận tải đường bộ.

20.Thông tư liên tịch 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT (2014), Hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải bằng xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ

21.Tập đoàn Mai Linh (2015), Giá cước taxi Mai Linh, truy cập ngày 21/11/2015 tại địa chỉ: http://www.taximailinh.com.vn/gia-cuoc-taxi-mai-linh

22.Uber (2015), Hợp đồng thỏa thuận dịch vụ giữa Uber và khách hàng, truy cập ngày 21/11/2015 tại địa chỉ: https://www.uber.com/

23.Vinashun Taxi (2015), Dịch vụ của taxi Vinashun, truy cập ngày 21/11/2015 tại địa chỉ: http://www.vinasuntaxi.com/taxi-7-cho

24.Vũ Thị Diệu Thảo (2017) – “Quản lý Uber và Grab ở một số nước: Muôn hình vạn trạng cửa ải pháp lý” – truy cập ngày 20/07/2017 tại địa chỉ http://tiasang.com.vn/-doi-moi- sang-tao/Quan-ly-Uber-va-Grab-o-mot-so-nuoc-Muon-hinh-van-trang-cua-ai-phap-ly- 10816

25.Wikipedia (2015), Uber, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, truy cập ngày 21/11/2015 tại địa chỉ: https://vi.wikipedia.org/wiki/Uber_(c%C3%B4ng_ty)

26.Wikipedia (2015), Uber, Contractors of employees, truy cập ngày 21/11/2015 tại địa chỉ: https://en.wikipedia.org/wiki/Uber_%28company%29#Contractors_or_employees

Tiếng Anh

27.Gigi Teo and Sia Siew Kien (2017) – “Uber(B) – Uber in every major city in the world: the globalization challenge”, Nanyang Business School – Nanyang Technological University.

28.Financial Times, “Uber faces regulation in Europe as transport company”, ngày 11/5/2017; tải về tại địa chỉ: https://www.ft.com/content/6f4ac284-362b-11e7-99bd- 13beb0903fa3.

29.Reuters, “New EU court blow to Uber over French taxi case”, ngày 4/7/2017; tải về tại địa chỉ: https://www.reuters.com/article/us-uber-court-eu-idUSKBN19P0RH

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với dịch vụ vận tải hành khách hỗ trợ bởi ứng dụng công nghệ (Trang 40 - 47)