Phương pháp tổng hợp, đánh giá

Một phần của tài liệu Đánh Giá Chất Lượng Nước Hồ Yên Lập Trên Địa Bàn Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh Năm 2018 (Trang 31)

Trên cơ sở kết quả phân tích môi trường nước hồ Yên Lập – Hạ Long – Quảng Ninh, tiến hành đánh giá chất lượng môi trường nước thông qua bảng và biểu đồ đã xây dựng để đưa ra các biện pháp giảm thiểu, quản lý môi trường nước của thành phố Hạ Long.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Đặc trưng khí hậu

* Chế độ nhiệt

Nhiệt độ trung bình năm là 22,6 - 23,60C. Mùa khô khá lạnh do Quảng Ninh là vùng cửa ngõ đón gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ trung bình tháng 1 ở ven biển dao động từ 15-170C. Vùng núi xuất hiện sương muối ảnh hưởng đến sản xuất nông-lâm nghiệp và đời sống con người, gia súc.

Mùa hè nhiệt độ khá cao, trị số trung bình tháng 7 ở hầu hết các nơi trong tỉnh dao động từ 27,9-28,8 0C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đã đạt đến 38,8 0C.

* Lượng mưa

Lượng mưa trung bình 1800-2000mm/năm. Mùa mưa ở Quảng Ninh kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 (lượng mưa lớn hơn 100mm/tháng).

* Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí tương đối cao, cao nhất là vùng Tiên Yên, Móng Cái, Hải Hà và Đầm Hà. Trị số bình quân năm 84%, các nơi khác từ 81-83%. Nhìn chung chênh lệch độ ẩm tương đối giữa các vùng ở Quảng Ninh không lớn, mùa mưa độ ẩm không khí cao hơn mùa ít mưa.

* Gió

Quảng Ninh có 2 loại gió thổi theo mùa chính: gió Đông Bắc và gió Đông Nam

Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau gió thịnh hành là gió Đông Bắc, tốc độ gió 2-4m/s, gió mùa Đông Bắc tràn vào theo đợt, tốc độ gió trong những đợt gió mùa Đông Bắc đạt tới cấp 5-6, ngoài khơi cấp 7-8.

Từ tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành gió Nam và Đông Nam. Gió thổi từ vịnh vào đất liền mang theo nhiều hơi nước. Tốc độ gió trung bình 2-4 m/s, cấp từ 2-3, có khi từ cấp 5-6.

* Bão

Mỗi năm Quảng Ninh chịu ảnh hưởng trung bình 3 cơn bão, bão đổ bộ vào Quảng Ninh có tốc độ gió từ 20-40m/s, thường gây ra mưa lớn lượng mưa từ 100 – 200 mm, có nơi lên đến 500 mm. Bão gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông – lâm nghiệp, công nghiệp và đời sống của nhân dân.

* Sương mù

- Số ngày sương mù trung bình năm 16-17 ngày/năm. - Tháng có số ngày sương mù cao nhất 11 ngày. - Nơi có số ngày sương mù cao nhất 32 ngày/năm.

3.1.1.2. Mạng lưới sông ngòi

Tỉnh Quảng Ninh có mạng sông suối dày đặc với mật độ trung bình 1,0-1,9km/km2, có nơi đến 2,4km/km2. Hầu hết các sông suối ở đây thường ngắn và dốc, tốc độ dòng chảy lớn, khả năng bào mòn và xâm thực mạnh. Nhìn chung các sông trong địa bàn tỉnh Quảng Ninh đều bắt nguồn từ vùng núi cao, hướng chủ đạo là Đông Bắc - Tây Nam và Bắc - Nam. Lưu lượng các sông thay đổi lớn theo mùa, phần hạ lưu bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thủy triều và nhiễm mặn. Theo thống kê toàn tỉnh có đến 30 sông, suối có chiều dài trên 10km, diện tích lưu vực thông thường không quá 300km2.

Trên địa bàn tỉnh có 4 con sông lớn bao gồm: sông Đá Bạc (đoạn hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình), sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Mỗi sông hoặc đoạn sông thường có nhiều nhánh, các nhánh phần nhiều vuông góc với sông chính. Đại bộ phận sông có dạng xòe hình cánh quạt, trừ sông Ba Chẽ, sông Tiên Yên có dạng lông chim. Nước ngập mặn xâm nhập vào vùng cửa sông khá xa. Lớp thực vật che phủ chiếm tỷ lệ thấp ở các lưu vực nên thường hay bị xói lở, bào mòn và rửa trôi làm tăng lượng phù sa và đất đá trôi xuống khi có lũ lớn do vậy nhiều nơi sông suối bị bồi lấp rất nhanh, nhất là ở những vùng có các hoạt động khai khoáng như ở đoạn sông Vàng Danh, sông Mông Dương.

Tất cả các sông suối ở Quảng Ninh đều ngắn, độ dốc lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hạ lại có lưu lượng rất dồi dào, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô có thể xuống thấp tới 1,45 m3/s; mùa mưa lại có thể lên tới 1.500m3/s.(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh

Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030)[1].

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tình hình kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP): tiếp tục tăng trưởng ổn định và phát triển toàn diện, vượt kế hoạch và tăng trưởng cao so với mặt bằng chung của cả nước (cả nước năm 2017: 6,7%). Trong đó: khu vực nông – lâm – thủy sản đóng góp 0,2 điểm %; khu vực công nghiệp – xây dựng đóng góp 4,7 điểm %; khu vực dịch vụ đóng góp 4,9 điểm % và thuế sản phẩm đóng góp 1,3 điểm % trong tổng mức tăng chung.

- Quy mô nền kinh tế (giá hiện hành) ước đạt 122.576 tỷ đồng, tăng 10,8%. GRDP bình quân đầu người ước đạt 4.528 USD/người/năm, tăng 11,8% (năm 2016: 4.050 USD). Năng suất lao động bình quân đạt 172,6 triệu đồng/người/năm, tăng 11,9% (năm 2016: 154,2 triệu đồng/người/năm).

- Giá trị tăng thêm của 03 khu vực kinh tế: tăng 9,6% cùng kỳ; trong đó: Nông – lâm – thủy sản tăng 3,4%; Công nghiệp – xây dựng tăng 7,5%; dịch vụ tăng 14,5%; thuế sản phẩm tăng 14,8%.

Năm 2017, mặc dù công nghiệp khai khoáng gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ, lượng than tồn kho lớn, sản lượng khai thác than giảm nênchỉ số tăng trưởng của ngành khai khoáng tăng trưởng âm, ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp – xây dựng (thấp hơn 3,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ), song lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là dịch vụ phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng cao đã góp phần bù đắp sự giảm sút của công nghiệp khai khoáng, bảo đảm duy trì tăng trưởng kinh tế (GRDP) cao và ổn

định.(Theo Báo cáo số 220/BC-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2018 của

UBND tỉnh)[1].

4.1.2.2. Tình hình xã hội

- Về bảo đảm an sinh xã hội, lao động, việc làm, giảm nghèo: Công tác đảm bảo an sinh xã hội được đặc biệt quan tâm, triển khai đầy đủ, đồng bộ các chế độ chính sách đối với gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo, đồng bảo dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo.

- Về giáo dục và đào tạo: Chất lượng giáo dục tiếp tục được chuyển biến tích cực. Cơ sở vật chất cho giáo dục, đào tạo tiếp tục được tăng cường, tỷ lệ các trường học đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học đạt 78,32% (502/641 trường), tỷ lệ phòng học đạt kiên cố hóa 88,1%; có 55 trường được đầu tư phương tiện, trang thiết bị dậy học tiên tiến, hiện đại; tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo 99,1% (trong đó 45,8 đạt trên chuẩn).

- Về hạ tầng y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân: tiếp tục củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế, trong đó thúc đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng mới các công trình y tế, săp xếp, quản lý các trung tâm y tế tuyến huyện, trạm y tế cấp xã, tổ chức lại Trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình chuyển về trực thuộc UBND cấp huyện.

- Về Văn hóa – thông tin: Các hoạt động văn hóa, thông tin, báo chí, phát thanh truyền hình không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đã kíp thời tuyên truyền kịp thời đúng trọng tâm, đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước và của tỉnh[1].

4.1.3. Khái quát về hồ Yên Lập – Hạ Long – Quảng Ninh

Vị trí hồ Yên Lập

Khu vực đầu mối hồ (gồm đập tạo hồ và các công trình khác) thuộc địa bàn phường Đại Yên, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm TP Hạ Long khoảng chừng 20 km về hướng nam, có đập chính là đập đất

ngăn sông cao khoảng 37m. Ngoài ra còn có các đập phụ khác như đập Nghĩa Lộ cao 16m, đập Dân Chủ cao 9m.

Hình 4.1: Vị trí hồ Yên Lập

Vai trò, chức năng của hồ Yên Lập

Hồ Yên Lập là hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất tỉnh Quảng Ninh với tổng diện tích là 185km2 , ban đầu nhằm phục vụ cho nông nghiệp và ngày nay đã trở thành điểm du lịch lý tưởng với nhiều cảnh quan hấp dẫn.

Hồ Yên Lập có công suất trữ lượng khoảng 127 triệu m3, trong đó dung tích hữu ích là 118 triệu m3, là nguồn nước mặt có giá trị của tỉnh Quảng Ninh trong việc cấp nước sinh hoạt cho hàng ngàn người dân, phục vụ sản xuất nông nghiệp trên 11.000 ha của 4 địa phương: Hạ Long, Hoành Bồ, Uông Bí và Quảng Yên.

Hồ Yên Lập là một trong những công trình thủy lợi lớn nhất tại Việt Nam thời kỳ những năm 1970. Với mục tiêu chính là làm giảm hạn hán, lũ lụt, chống lũ tiểu mãn, lũ sớm, lũ muộn, giảm nhẹ lũ chính vụ và cấp nước tưới cho khoảng 10.000 ha đất nông nghiệp. Ngoài ra công trình này còn cấp nước cho công nghiệp, nông thôn, dân sinh và nuôi trồng thủy sản.

4.2. Đánh giá chất lượng môi trường nước của hồ Yên Lập

4.2.1. Các chỉ tiêu hóa lý đánh giá chất lượng nước

Kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa lý đánh giá chất lượng nước hồ Yên Lập được thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Kết quả quan trắc các chỉ tiêu hóa lý môi trường nước mặt của

hồ Yên Lập TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả quan trắc QCVN 08:2015/BTNMT (Cột A2)

Quý I Quý II Quý III Quý IV 1 Nhiệt độ oC 19,9 24,8 27,1 27,6 - 2 pH - 6,55 6,71 6,31 6,28 6-8,5 3 DO mg/l 7,6 7,46 7,07 7,51 ≥5 4 TSS mg/l 17 14,3 25,5 6,6 30

(Nguồn: Phiếu kết quả quan trắc môi trường quý 2018 [7])

Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy:

- Nhiệt độ hồ Yên Lập dao động trong khoảng từ 20 đến 28oC

- Giá trị pH của nước nằm ở mức trung tính và tương đối ổn định đều phù hợp với giới hạn cho phép được quy định trong QCVN 08: 2015/ BTNMT (A2)

- Lượng oxy hòa tan( DO) trong nước dao động trong khoảng từ 6-6,5. Đều phù hợp với QCVN 08: 2015/ BTNMT (A2). Và chất lượng nước có thể phục vụ mục đích sinh hoạt. .

- Hàm lượng TSS trong nước hồ tại các thời điểm lấy mẫu khác nhau trong năm 2018 đều đạt dưới ngưỡng cho phép đối với nước dùng cho sinh hoạt (theo QCVN 08-MT).

4.2.2. Các chỉ tiêu hóa học đánh giá chất lượng nước

Kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa học đánh giá chất lượng nước hồ Yên Lập được thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả quan trắc các chỉ tiêu hóa học môi trường nước mặt của hồ Yên Lập TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả quan trắc QCVN 08:2015/ BTNMT (Cột A2)

Quý I Quý II Quý III Quý IV

1 COD mg/l 7,5 9,1 13,9 6,1 15 2 BOD5 mg/l 4,8 4,2 5,5 1,73 6 3 SO42- mg/l 3,02 3,13 37,52 7,07 - 4 NO3- mg/l 0,071 0,138 0,259 1,315 5 5 NO2- mg/l <0,002 <0,002 <0,002 <0,002 0,05 6 NH4+ mg/l <0,01 0,318 0,239 0,076 0,3 7 PO43- mg/l <0,01 <0,01 0,184 0,01 0,2 8 Cl- mg/l 4,25 4,68 2,84 0,57 350 9 As mg/l 0,0007 0,0009 0,0055 0,0003 0,02 10 Hg mg/l <0,0003 <0,0003 <0,0003 <0,0003 0,001 11 Pb mg/l 0,0024 0,0031 0,0109 0,003 0,02 12 Cd mg/l <0,0006 <0,0006 <0,0006 <0,0006 0,005 13 Fe mg/l <0,02 <0,02 0,4718 0,3044 1 14 Tổng dầu mỡ mg/l <0,3 <0,3 0,412 <0,3 0,5

(Nguồn: Phiếu kết quả quan trắc môi trường quý 2018 [7])

Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy, tất cả các chỉ tiêu hóa học trong mẫu nước mặt lấy tại hồ Yên Lập hầu hết đều đạt tiêu chuẩn cho phép đối với

nước dùng phục vụ cho mục đích sinh hoạt, duy chỉ có NH4 bị vượt ngưỡng cho phép.

 Hàm lượng COD trong nước hồ:

Giá trị hàm lượng COD trong nước hồ tại các thời điểm lấy mẫu khác nhau trong năm được thể hiện ở biểu đồ hình 4.2

Hình 4.2: Biểu đồ hàm lượng COD trong nước hồ

Kết quả ở bảng 3.2 và biểu đồ hình 3.2 cho thấy, hàm lượng COD trong nước hồ tại các thời điểm lấy mẫu khác nhau trong năm 2018 đều đạt dưới ngưỡng cho phép đối với nước dùng cho sinh hoạt (theo QCVN 08-MT).

Hàm lượng BOD5 trong nước hồ:

Giá trị hàm lượng BOD5 trong nước hồ tại các thời điểm lấy mẫu khác nhau trong năm được thể hiện ở biểu đồ hình 4.3

0 2 4 6 8 10 12 14 16

Quý I Quý II Quý III Quý IV

m

g

/l COD

Hình 4.3: Biểu đồ hàm lượng BOD trong nước hồ

Kết quả ở bảng 4.2 và biểu đồ hình 4.3 cho thấy, hàm lượng BOD5

trong nước hồ tại các thời điểm lấy mẫu khác nhau trong năm 2018 đều đạt dưới ngưỡng cho phép đối với nước dùng cho sinh hoạt (theo QCVN 08-MT).

Hàm lượng NO3- trong nước hồ:

Giá trị hàm lượng NO3-trong nước hồ tại các thời điểm lấy mẫu khác nhau trong năm được thể hiện ở biểu đồ hình 4.4

Hình 4.4: Biểu đồ hàm lượng NO3- trong nước hồ

0 1 2 3 4 5 6 7

Quý I Quý II Quý III Quý IV

m g /l BOD5 QCVN (A2) 0 1 2 3 4 5 6

Quý I Quý II Quý III Quý IV

mg

/l NO3-

Kết quả ở bảng 4.2 và biểu đồ hình 4.4 cho thấy, hàm lượngNO3-trong nước hồ tại các thời điểm lấy mẫu khác nhau trong năm 2018 đều đạt dưới ngưỡng cho phép đối với nước dùng cho sinh hoạt (theo QCVN 08-MT). Vào thời điểm cuối năm (quý IV), hàm lượng NO3- có xu hướng cao hơn. Nguyên nhân có thể là do qua trình khai thác than ở các mỏ xung quanh làm tăng hàm lượng NO3- trong nước hồ.

 Hàm lượng NH4+ trong nước hồ:

Giá trị hàm lượng NH4+ trong nước hồ tại các thời điểm lấy mẫu khác nhau trong năm được thể hiện ở biểu đồ hình 4.5

Hình 4.5: Biểu đồ hàm lượng NH4+ trong nước hồ

Kết quả ở bảng 4.2 và biểu đồ hình 4.5 cho thấy, hàm lượngNH4+ trong nước hồ tại thời điểm quý II/2018 vượt qua giới hạn cho phép theo QCVN 08: 2015/BTNMT (cột A2). Cụ thể là: Hàm lượng amoni quan trắc là: 0,318mg/l vượt quá giới hạn cho phép là 1,06 lần. Nguyên nhân có thể do một số đơn vị bố trí khu vực sàng tuyển thực hiện ngoài trời, không có mái che; các bãi đổ

0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35

Quý I Quý II Quý III Quý IV

m

g

/l NH4+

thải cũng chưa được đầu tư đúng mức, chưa có hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn để lắng lọc trước khi chảy vào các nguồn nước tiếp nhận, ngoài ra hệ thống hạ tầng thu gom nước thải chưa đảm bảo, vẫn còn tình trạng nguồn nước thải từ các lò khai thác chảy trực tiếp vào các suối trong khu vực khiến cho hệ nước mặt của các khe suối khu vực này bị ô nhiễm

 Hàm lượng Cl- trong nước hồ:

Giá trị hàm lượng Cl-trong nước hồ tại các thời điểm lấy mẫu khác nhau trong năm được thể hiện ở biểu đồ hình 4.6

Hình 4.6: Biểu đồ hàm lượng Cl-trong nước hồ

Kết quả ở bảng 4.2 và biểu đồ hình 4.6 cho thấy, hàm lượng Cl- trong nước hồ tại các thời điểm lấy mẫu khác nhau trong năm 2018 đều đạt dưới ngưỡng cho phép đối với nước dùng cho sinh hoạt (theo QCVN 08-MT).

Hàm lượng As trong nước hồ:

Giá trị hàm lượng As trong nước hồ tại các thời điểm lấy mẫu khác nhau trong năm được thể hiện ở biểu đồ hình 4.7

0 50 100 150 200 250 300 350 400

Quý I Quý II Quý III Quý IV

m

g

/l

Cl- QCVN (A2)

Hình 4.7: Biểu đồ hàm lượng As trong nước hồ

Kết quả ở bảng 4.2 và biểu đồ hình 4.7 cho thấy, hàm lượngAs trong nước hồ tại các thời điểm lấy mẫu khác nhau trong năm 2018 đều đạt dưới

Một phần của tài liệu Đánh Giá Chất Lượng Nước Hồ Yên Lập Trên Địa Bàn Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh Năm 2018 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)