Giải pháp tuyên truyền:

Một phần của tài liệu Đánh Giá Chất Lượng Nước Hồ Yên Lập Trên Địa Bàn Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh Năm 2018 (Trang 47)

-Tăng cường phổ biến cho người dân để họ có sự hiểu biết về tác hại và ảnh hưởng của việc ô nhiễm môi trường đến cuộc sống của họ.Từ đó tạo cho bản thân họ có ý thức hình thành việc bảo vệ môi trường sống cho chính bản thân họ và cộng đồng.

-Tiến hành áp dụng thu phí nước thải (nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp) các doanh nghiệp, các hộ dân với mức thu hợp lý, hiện nay giá thu nước thải sinh hoạt đang quá thấp nên chưa tạo cho người dân ý thức giảm thiểu lượng nước thải ra môi trường.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

-Thông qua việc tiến hành lấy mẫu tại hồ Yên Lập và xác định 19 chỉ tiêu chất lượng nước cơ bản: Nhiệt độ, pH, tổng chất rắn lơ lửng, oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), NH4+, Cl-, NO2-, NO3-, PO43-, SO42-, As, Hg, Cd, Fe, Coliform, tổng dầu mỡ.

-Kết quả phân tích cho thấy trong tháng 4/2018 có 1chỉ tiêu vượt ngưỡng giới hạn quy định là : NH4+. Các thông số còn lại đều không vượt quy chuẩn cho phép.

Nhìn chung, chất lượng nước hồ Yên Lập chưa có dấu hiệu bị ô nhiễmmôi trường nước, nên việc sử dụng nước hồ trong việc cấp nước sinh hoạt cho người dân vẫn được duy trì.

5.2. Kiến nghị

Để phòng ngừa ô nhiễm ở hồ Yên Lập trên địa bàn thành phố Hạ Long – Quảng Ninh, em xin có một vài kiến nghị:

-Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm ngăn chặn mức độ gia tăng ô nhiễm và nâng cao chất lượng môi trường

-Tăng cường nguồn lực quản lý môi trường ở địa phương, mở các lớp tập huấn cho cán bộ, công nhân viên chức, tuyên truyền công tác BVMT đến mọi tổ chức, cá nhân

-Xây dựng các điểm thu gom rác hợp lý để tránh tình trạng đổ trực tiếp rác thải ra khu vực kênh mương gây ô nhiễm nguồn nước mặt.

-Nâng cao kiến thức cho người dân về kỹ thuật sử dụng phân bón hóa học, khuyến khích sử dụng các loại phân bón vi sinh thay cho các phân bón hóa học phổ thông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng việt

1.Dư Ngọc Thành, (2016), Giáo trình “Công nghệ môi trường”, Đại học Nông lâm - ĐHTN

2.Luật bảo vệ môi trường 2014, NXB Chính trị quốc gia.

3.Nguyễn Xuân Nguyên, (2003), Giáo trình “Nước thải và công nghệ xử lý nước thải”, NXB Khoa học và kỹ thuật.

4.Sức khỏe môi trường, (2006), NXB Y học Hà Nội.

5.Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga, (2002), Giáo trình “Công nghệ xử lý nước thải”, NXB Khoa học và kỹ thuật.

6.Trung tâm Quan trắc TN&MT – Sở TN&MT Quảng Ninh, (2018), “Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2018”, tr 30 – 33.

7.Trung tâm Quan trắc và Môi Trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, (2018), “Phiếu kết quả quan trắc môi trường2018”.

II. Tài liệu trích dẫn từ Internet

8. Báo động ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam,

http://moitruongperso.com/bao-dong-o-nhiem-nuoc-tai-viet-nam

9. Nguyễn Duy, Môi trường và phát triển 2,

http://www.academia.edu/17307167/MOI_TRUONG_VA_PHAT_TRIEN_2. 10. Thế giới đang “kêu trời” vì nguồn nước ô nhiễm chưa từng thấy,

http://khampha.tech/bai-viet/the-gioi-dang-keu-troi-vi-nguon-nuoc-o- nhiem-chua-tung-thay-45043.html’

Một phần của tài liệu Đánh Giá Chất Lượng Nước Hồ Yên Lập Trên Địa Bàn Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh Năm 2018 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)