trong sản phẩm thịt quay, nướng trên địa bàn huyện Bạch Thông.
Bảng 4.2. Kết quả kiểm nghiệm E. Coli
Kết quả n Tỷ lệ %
Đạt (không phát hiện E.coli) 28 75.67
Không đạt 9 24.33
Cộng 37
Nhận xét: Kết quả kiểm nghiệm tại bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ thịt quay, nướng nhiễm E. Coli là 24.33%, không bị nhiễm E. Coli là 75.67%
Bảng 4.3. Kết quả kiểm nghiệm Coliforms
Kết quả n= 37 Tỷ lệ %
Đạt (không phát hiện Coliforms) 22 59.45
Không đạt 15 40.55
Cộng 37
Nhận xét: Kết quả kiểm nghiệm tại bảng 4.3 cho thấy tỷ lệ thịt quay, nướng nhiễm Coliforms là 40.55%, không bị nhiễm là 59.45%.
* Qua kết quả test thống kê tại các bảng 4.2 đến bảng 4.3 cho thấy tỷ lệ nhiễm E. Coli và Coliforms trong sản phẩm thịt quay trên địa bàn huyện
tương đối cao do loại hình kinh doanh chủ yếu là quầy hàng không cố định chiếm 75,68%, cửa hàng cố định 24,32%; cơ sở vừa chế biến vừa kinh doanh là 91,89%, cơ sở kinh doanh kèm dịch vụ ăn uống tại chỗ là 8,10% nên không thể kiểm soát được tỷ lệ lây nghiễm VSV. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Hoàng Quốc Sơn và cộng sự “đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh vật trong thức ăn chín ăn ngay tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trong năm 2011”. Trong đó tỷ lệ các loại thức ăn chín nhiễm E. coli là 36,8% (trong đó chả thịt lợn xay và thịt quay là 40%)[5] và nghiên cứu của tác giả Cù Xuân Nhàn và cộng sự (2011) “Thực trạng ô nhiễm vi khuẩn thức ăn đường phố và một số yếu tố liên quan tại thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam”, kết quả cho thấy tỷ lệ ô nhiễm vi khuẩn chung các mẫu thức ăn đường phố là 50,6%; tỷ lệ ô nhiễm vi khuẩn cao nhất ở rau sống các loại là 70%, cá và sản phẩm chế biến là 55%, thịt và sản phẩm chế biến từ thịt 40%, gạo và sản phẩm chế biến từ gạo 37,5%; trong đó Coliforms 38,8%, E. Coli 11,9%, S. aureus 7.5% [4].
Bảng 4.4. Kết quả test nhanh phẩm màu kiềm
Kết quả n = 37 Tỷ lệ %
Đạt (âm tính) 37 100
Không đạt 0 0
Cộng 37
Nhận xét: Kết quả kiểm nghiệm tại bảng 4.4 cho thấy 100% các mẫu không phát hiện sử dụng phẩm màu kiềm trong sản phẩm thịt quay, nướng. Không phát hiện có sử dụng phẩm màu kiềm trong sản phẩm thịt quay, kết quả nghiên cứu này khác với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tấn Thành và cộng sự (năm 2015) “Đánh giá thực trạng ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất trong một số loại thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đăk Nông, giai đoạn 2013-
2015”. Kết quả cho thấy tỷ lệ ô nhiễm thực phẩm do vi sinh vật trung bình trong 3 năm là 16,5%, các vi sinh vật chủ yếu là Coliform (77%), nhóm thực phẩm bị ô nhiễm hóa chất cao nhất là thịt quay (28,7%) [6].