Đặc thù của đào tạo theo học chế tín chỉ

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH VÀ TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC. PGS.TS Trịnh Thuý Giang (Trang 39 - 42)

Hệ thống tín chỉ trong đào tạo đầu tiên được phát triển Đại học Harvard, Mỹ

vào năm 1872. Đến đầu thế kỷ XX, hệ thống tín chỉ được áp dụng trong hầu hết các trường đại học ở Mỹ. Tiếp theo đó, hệ thống này được các nước ở Bắc Mỹ, Nhật Bản, Philippin, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Malaisia, Indonesia,

Ấn Độ và nhiều nước khác lần lượt áp dụng. Năm 1999, Bộ trưởng đặc trách giáo

dục đại học ở 29 nước trong Liên Minh Châu Âu đã ký tuyên ngôn Bologna nhằm hình thành “Không gian Giáo dục đại học Châu Âu”và triển khai áp dụng học chế

tín chỉ trong toàn bộ hệ thống này19

1.1. Nhng đặc tính quan trng ca đào to theo tín ch

- Tính liên thông: Đảm bảo kết nối các môn học theo các phương pháp được thừa nhậ trong phạm vi một hệ thống giáo dục. Chương trình đào tạo đễ điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi, tạo điều kiện cho người học lựa chọn và tham gia các khóa đào tạo theo điều kiện cá nhân, rút ngắn thời gian học tập;

- Tính chủđộng: Người học tham gia vào tất cả các khâu trong tiến trình đào tạo của mình 20:

Người học quyết định lộ trình học tập: Tùy theo từng điều kiện, hoàn cảnh cá nhân mà người học tự sắp xếp thời gian, lên kế hoạch cho hoạt động học tập của bản thân cho phù hợp;

Người học quyết định nội dung của quá trình đào tạo: Khác với phương thức

đào tạo truyền thống, ở đó người học phải trải qua một chương trình đào tạo được quy định chung cho mọi người, phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ nhằm cá thể hoá quá trình đào tạo, nghĩa là người học sẽ tự thiết kế chương trình đào tạo cho chính mình (nguyên tắc tiệc buffet). Người học sẽ chọn những học phần nào mà họ

cảm thấy hứng thú hoặc phù hợp với năng khiếu, sở thích và định hướng nghề nghiệp của mình. Vì thế, một cơ sởđào tạo có năng lực đáp ứng nhu cầu xã hội, có sức thu hút là cơ sở có khả năng cung cấp càng nhiều môn học tự chọn càng tốt để việc chọn lựa càng phù hợp với người học. Theo (Trexler C.J., 2008, 5): “Hệ thống tự chọn đem lại cho sinh viên một cơ hội để phân biệt bản thân mình với người khác, theo đuổi những mối quan tâm riêng của mình, và xây dựng tương lai nghề nghiệp dựa trên thế

mạnh và tài năng của mình.”;

Người học tham gia vào việc quyết định cách thức học tập của từng môn học:

Đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi người học phải thay đổi thái độ trong học tập, phải xây dựng kiến thức cho mình qua quá trình tự nghiên cứu. Chính vì thế, giờ học trên lớp

được quan niệm là nơi “cọ xát”giữa những kiến thức mà người học có được từ nhiều nguồn khác nhau. Phương châm tự chủ trong học tập đã trở thành một chìa khóa then chốt trong phương pháp sư phạm tích cực: “Các cuộc cải cách giáo dục phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập ngày càng tự chủ hơn.”(Cytermann J.-R., 2002, 10).Hệ

thống tự chọn đem lại cho sinh viên một cơ hội để phân biệt bản thân mình với người khác, theo đuổi những mối quan tâm riêng của mình, và xây dựng tương lai nghề

nghiệp dựa trên thế mạnh và tài năng của mình.”(Trexler C.J., 2008, 5);

19 Lê Quang Sơn (2010), “Đào tạo giáo viên ở Cộng hòa Liên Bang Đức”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ,

ĐHĐN, số 40/2010

20 Trần Thanh Ái (2010), “Đào tạo theo hệ thống tín chỉ: Các nguyên lý, thực trạng và giải pháp”, Hội nghị

- Tính khoa học: Hệ thống tín chỉ gắn liền với phân chia các loại môn học theo logic khoa học, vì vậy tăng tính khoa học trong việc quản lý chương trình đào tạo, quản lý khối lượng học tập, giảng dạy của sinh viên và giảng viên;

- Tính thực tiễn: Chương trình đào tạo được xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi theo nhu cầu học tập của người học. Việc tổ chức quản lý và đào tạo theo điều kiện thực tế của từng cơ sở giáo dục đại học.

1.2. Vai trò và nhim v ca người dy trong đào to theo tín ch

Đào tạo theo tín chỉ đặt ra những yêu cầu mới về vai trò, nhiệm vụ của người dạy như sau:

Thay đổi quan niệm về đào tạo từ dạy học theo tiếp cận nội dung sang dạy học theo tiếp cận mục tiêu và dạy học theo tiếp cận năng lực hành động. Việc thay

đổi quan niệm này tất yếu phải dẫn đến thay đổi về phương pháp dạy học. Vì thế, nhiệm vụ của người dạy không còn là truyền thụ kiến thức mà chuyển sang dạy hương pháp, dạy cách tư duy cho người học. Zjhra M. (2008) cho rằng: “Học chế tín chỉ coi các giảng viên như những học giả….Với tư cách là học giả, các giảng viên cần được đào tạo và thực hành để thực hiện giảng dạy giỏi và đào tạo lại sinh viên từ

chỗ học vẹt đến chỗ học cách giải quyết vấn đề và có tinh thần dám nghĩ dám làm, chấp nhận rủi ro và thử thách”21. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là yêu cầu tất yếu đối với người dạy trong đào tạo theo tín chỉ;

Phát triển được chương trình đào tạo nói chung và có năng lực thiết kế

chương trình môn học nói riêng nhằm thay đổi định kỳ chương trình, giáo trình, tăng dần số lượng các môn tự chọn để người học ngày càng có nhiều sự chọn lựa các môn học, đáp ứng nhu cầu học tập của học;

Biên soạn được tài liệu tham khảo nhằm tăng nguồn tài liệu phục vụ cho người học tự nghiên cứu;

Đổi mới tổ chức hoạt động dạy họcởđại học: Tổ chức hoạt động dạy học theo

định hướng hành động, tạo điều kiện để sinh viên được phát triển tư duy phê phán, hình thành cho sinh viên năng lực hành động thực tiễn. Thường xuyên nghiên cứu và sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Tăng cường kiểm soát việc tự nghiên cứu của sinh viên.

Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập- nghiên cứu của người học: Song song với việc thay đổi quan niệm vềđào tạo, về phương pháp dạy học trong đào tạo theo tín chỉ là việc đổi mới kiểm tra- đánh giá kết quả học tập của người học. Bản chất của việc đổi mới này là chuyển từ đánh giá kết quả cuối cùng sang đánh giá quá trình, từđánh giá tri thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực hành động thực tiễn,

21 Dẫn theo Trần Thanh Ái (2010), “Đào tạo theo hệ thống tín chỉ: Các nguyên lý, thực trạng và giải pháp”, Hội nghị KH toàn quốc- ĐH Sài Gòn 5/2010. Tr42-53

từ đánh giá của người dạy sang tựđánh giá của người học, chú trọng đánh giá kết quả tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.

1.3. Các ưu thế ca đào to theo hc chế tín ch

Với những đặc tính trên, đào tạo theo học chế tín chỉ có những ưu thế sau22:

Có hiệu quảđào tạo cao: học chế tín chỉ cho phép ghi nhận kịp thời tiến trình tích lũy kiến thức và kỹ năng của sinh viên để dẫn đến văn bằng; sinh viên được chủ động thiết kế kế hoạch học tập cho mình; tính liên thông giữa các cấp đào tạo đại học và giữa các ngành đào tạo khác nhau cao; khuyến khích sinh viên từ nhiều nguồn gốc khác nhau có thể tham gia học đại học một cách thuận lợi;

Có tính mềm dẻo và khả năng thích ứng cao: Với học chế tín chỉ, sinh viên có thể chủđộng ghi tên để học các học phần khác nhau dựa theo những qui định chung về cơ cấu và khối lượng của từng lĩnh vực kiến thức. Sinh viên dễ dàng thay

đổi ngành học/ chuyên ngành trong tiến trình học tập khi thấy cần thiết mà không cần phải học lại từ đầu. Các trường đại học có thể mở thêm nhiều mã ngành đào tạo mới một cách dễ dàng khi người học và xã hội có nhu cầu.

Đạt hiệu quả cao về mặt quản lý và giảm giá thành đào tạo: Có thể tổ chức những môn học chung cho sinh viên nhiều trường, nhiều khoa, tránh trùng lặp các môn học ở nhiều nơi, rút ngắn thời gian đào tạo. Với cách tổ chức vậy cho phép sử dụng đội ngũ giáo viên giỏi nhất và phương tiện tốt nhất cho từng môn học, ngành học.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH VÀ TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC. PGS.TS Trịnh Thuý Giang (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)