1. Kỹ thuật chung
1.2. Kỹ thuật xác định mục tiêu đào tạo
1.2.1. Xác định mục tiêu chung
Nêu khái quát những kiến thức, kỹ năng đào tạo, trình độ và năng lực chuyên môn (lý thuyết, thực hành), vị trí hay công việc có thể đảm nhiệm của người học sau khi tốt nghiệp. Thông thường, nục tiêu chung thường bắt đầu bằng: “Chương trình này nhằm….”.
1.2.2. Xác định mục tiêu cụ thể
Việc xác định mục tiêu cụ thể của chương trình đào tạo cần tuân thủ các kỹ
thuật sau:
a. Nêu cụ thể các mức độ người học cần đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ hoặc các công việc mà người học có thể làm được sau khi kết thúc khóa học/ chương trình/ môn học nào đó.
v Về kiến thức: Xác định rõ, cụ thể những nội dung kiến thức cơ bản mà người học cần nắm vững, thể hiện người học có thể biết được gì, ở
mức độ nào, bao gồm:
- Nắm vững các quy luật, định luật, nguyên lý, khái niệm khoa học...; - Sự hiểu biết về các sự kiện, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, thực tiễn…; - Sự hiểu biết về các tri thức hướng dẫn hành động;
- Các hiểu biết về con người, quan hệ xã hội, hệ thống các giá trị, các chuẩn mực xã hội.
v Về kỹ năng: Xác định rõ, cụ thể hệ thống kỹ năng cần được hình thành cho người học trong phạm vi chương trình/ môn học/bài học, thể hiện người học có thể làm được gì, ở mức độ nào.
v Về thái độ: Làm rõ các yêu cầu, nội dung các chuẩn mực giá trị, thái
độ cần hình thành, củng cố và hoàn thiện trong quá trình đào tạo nói chung và phạm vi bài học nói riêng (tính kiến trì, cẩn thận, ý thức trách nhiệm, tính tiết kiệm…)
b. Sử dụng các động từ để mô tả mức độ đạt được về kiến thức và kỹ năng của người học trên cơ sở các mức độ nắm vững kiến thức (xem bảng 1) và các mức độ hình thành kỹ năng (xem bảng 2) của B.S. Bloom.
c. Diễn đạt mục tiêu thông thường bắt đầu bằng “Sau khi học xong chương trình này hoặc môn học này… người học có thể…”. Tiếp theo đó là một
động từ mô tả mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng sao cho cụ thể, có thểđạt được và đo lường, đánh giá được.