Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, do dân và vì dân

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TẠO VÀ CHỚP THỜI CƠ TRONG LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN ( NĂM 1945 ) CỦA ĐẢNG CSVN (Trang 37 - 38)

B. PHẦN NỘI DUNG

4.2. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, do dân và vì dân

Cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 là cuộc Tổng khởi nghĩa lớn nhất, sớm giành được thắng lợi triệt để nhất trong lịch sử dân tộc, do toàn dân tiến hành. Sở dĩ có được kết quả như vậy là do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức đúng và đầy đủ về sức mạnh vô địch của đông đảo nhân dân. Chính vì thế, Đảng ta đã sớm đề ra đường lối chiến lược, giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và dân chủ, đáp ứng đúng nguyện vọng của đại đa số nhân dân là độc lập, tự do, người cày có ruộng nên đã thu hút, huy động được các tầng lớp nhân dân tham gia cách mạng.

Sau cách mạng tháng tám thành công chính quyền còn hết sức non trẻ việ xây dựng bộ máy chính quyền sau cách mạng tháng tám cũng để lại nhiều bài hoạc quý báu trong công cuộc xây dựng đát nước ta ngày nay.

Những điểm mạnh, yếu của chính quyền dân chủ nhân dân về mặt tổ chức bộ máy, nhân sự, về trình độ, năng lực và đạo đức của cán bộ, nhân viên chính quyền, được

31

hình thành và xây dựng từ sau Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra một cách cụ thể, thẳng thắn, có cả tính cảnh báo, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước hiện nay, việc xây dựng một chính quyền nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân luôn là tiêu chí, là mục đích để chúng ta phấn đấu. Chính quyền có mạnh, hoạt động có hiệu quả, ắt phải dựa vào dân. Quần chúng nhân dân là một lực lượng to lớn, sáng suốt, có sức mạnh vô song. Chính quyền phải tiêu biểu cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phải thực sự làm theo khẩu hiệu "Dân biết - dân bàn - dân kiểm tra và dân được hưởng", như thế mới đạt tới ý nghĩa đầy đủ của cụm từ "lấy dân làm gốc".

Một trong những biểu hiện dễ thấy của một chính quyền có thực sự là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của đông đảo quần chúng hay không là ở chỗ chính quyền đó có lắng nghe phản biện của các tầng lớp nhân dân về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội thiết thân đối với cuộc sống của người dân hay không. Nếu chính quyền và người dân đạt được sự đồng thuận cao (chứ không phải đồng ý), thì chính quyền đó sẽ được người dân tin tưởng, ủng hộ và bảo vệ. Bài học của Cách mạng Tháng Tám khi mà Chính phủ lâm thời, ngay sau ngày thành lập, đã đưa ra 6 vấn đề cấp bách cần phải giải quyết, đã đưa ra và khái quát nhiệm vụ cấp bách của chính phủ là phải chống ba thứ giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, được toàn thể nhân dân đồng tình và hưởng ứng, là một ví dụ, một minh chứng tiêu biểu của một chính quyền của dân.

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TẠO VÀ CHỚP THỜI CƠ TRONG LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN ( NĂM 1945 ) CỦA ĐẢNG CSVN (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)