Sự dự báo chuẩn xác tình hình Cách mạng trong nước cũng như thế giớ

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TẠO VÀ CHỚP THỜI CƠ TRONG LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN ( NĂM 1945 ) CỦA ĐẢNG CSVN (Trang 29 - 32)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.4.1. Sự dự báo chuẩn xác tình hình Cách mạng trong nước cũng như thế giớ

23

Đứng trước tình hình chính trị thế giới có nhiều biến động, tuy nhiên trong lúc này chúng ta có thề thấy được khả năng dự báo một cách chuẩn xác về tình hình cách mạng của Đảng và Hồ Chủ tịch để chủ động trong việc xây dựng đường lối cũng như kế hoạch cụ thể cho cách mạng nước nhà, kịp thời nắm bắt thời cơ một cách chuẩn xác, cụ thể :

▪ Đến cuối năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ II nổ ra và lan rộng khắp châu Âu. Thực dân Pháp đàn áp rất khốc liệt phong trào cách mạng do Đảng ta lãnh đạo, đồng thời ban bố lệnh tổng động viên, ra sức bắt người, cướp của tại chỗ để cung cấp cho chiến tranh đế quốc của chúng. Chiến tranh đã đặt đát nước ta trong tình hình mới. Chính sách vơ vét, cướp bóc và chính sách khủng bố phát xít của đế quốc trong chiến tranh sẽ đẩy mau tốc độ cách mạng hoá nhân dân, đẩy mau tình thế tới một thời điểm mà giai cấp thống trị không thể thống trị như cũ, và giai cấp bị trị cũng không thể sống như cũ được nữa. Chiến tranh đã đặt nhiệm vụ đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai thành nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng. Đấu tranh hợp pháp giành chính quyền dân chủ, dân sinh không còn khả năng mà cũng không phải là mục tiêu trực tiếp của cách mạng lúc đấy nữa.

▪ Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 (11-1940) đã được tổ chức tại Đình Bảng (Bắc Ninh), Hội nghị vạch rõ nguy cơ của các dân tộc Đông Dương bị một cổ hai tròn. Đông Dương bị hai bọn đế quốc phát xít Nhật - Pháp dày xéo, kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là đế quốc phát xít Nhật - Pháp Hội nghị nhận định về thời cơ của cách mạng Việt Nam: Một cao trào cách mạng nhất định sẽ nổi dậy. Đảng phải chuẩn bị để gánh lấy cái sứ mệnh thiêng liêng: Lãnh đạo cho các dân tộc bị áp bức Đông Dương võ trang bạo động giành lấy quyền tự do độc lập.

▪ Hội nghị quyết định duy trì lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, đơn vị tập trung đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng do Đảng ta lãnh đạo, làm nòng cốt cho việc xây dựng cơ sở chính trị và xây dựng căn cứ địa cách mạng.

▪ Năm 1940, phát-xít Đức tiến công nước Pháp, Pa-ri đã thất thủ rơi vào tay quân Đức, còn ở Việt Nam, Nhật nổ súng đánh chiếm Lạng Sơn, hai đế quốc Nhật -

24

Pháp tranh nhau miếng mồi Đông Dương. Phân tích về diễn biến cuộc chiến tranh giữa phe phát-xít và Đồng minh, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khẳng định, thắng lợi cuối cùng sẽ thuộc về phe dân chủ và nhận định thời cơ giải phóng dân tộc đang đến rất gần, tình thế cách mạng sắp xuất hiện.

▪ Trên tinh thần đó, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (5-1941) đánh giá, tình hình thế giới, tình hình trong nước sẽ có những biến chuyển theo chiều hướng Liên Xô và các nước Đồng minh sẽ chiến thắng chủ nghĩa phát-xít, chính quyền của phát-xít Nhật lung lay, đổ nát; nhân dân ta bị bọn thực dân, phát-xít xô đẩy vào thảm họa diệt vong, sẽ bước vào đường khởi nghĩa vũ trang và giành thắng lợi bằng tổng khởi nghĩa. Hội nghị nhận định: Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được.

▪ Hội nghị cũng chỉ rõ chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và dân ta trong giai đoạn hiện tại. Căn cứ vào khởi nghĩa của Xô viết Nghệ tĩnh và khởi nghĩa của các cuộc khởi nghĩa ở Bắc Sơn, Nam Kỳ, Hội nghị nhận định khi thời cơ đến “với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương, cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn”.

▪ Tháng 12-1941 Trung ương ra thông cáo về “Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương và trách nhiệm cần kíp của Đảng” vạch rõ khi quân đồng minh kéo vào đất ta tới đâu thì nơi đó nổi cậy lập chính quyền cách mạng lâm thời của địa phương rồi nhân danh chính quyền đó giao tiếp với họ.

Như vậy chúng ta có thể thấy nhận định của Đảng dựa trên cơ sở phân tích khoa học và lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin một cách biện chứng, khách quan, toàn diện, toàn cục, thể hiện tư duy nhạy bén của Đảng trong việc đánh giá thời cơ, đánh giá về so sánh lực lượng cách mạng giữa ta và địch, nắm vững quy luật vận động của chiến tranh, tính quy luật tất yếu có áp bức dân tộc, có đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, tầm vóc tư duy chiến lược của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí

25

Minh thể hiện ở chỗ: Sớm nhìn thấy quy luật vận động cách mạng, dự báo thời cơ cách mạng, nhanh chóng triển khai thực hiện để thúc đẩy tiến trình cách mạng.

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TẠO VÀ CHỚP THỜI CƠ TRONG LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN ( NĂM 1945 ) CỦA ĐẢNG CSVN (Trang 29 - 32)